Người ta thường nghĩ đồng hồ Thụy Sỹ nổi tiếng hơn. Tuy nhiên, năm vừa qua, Công ty Nomos với thương hiệu đồng hồ Glashütte của Đức đã xuất khẩu đồng hồ với doanh số tăng 25 %, trong khi đồng hồ xuất khẩu của Thụy Sỹ giảm doanh số đến 10%, vì kinh tế khó khăn. 

Tuy nhiên trong suốt 170 năm hình thành và phát triển, nghề sản xuất đồng hồ tại Glashütte đã trải không ít thăng trầm do tác động từ các cuộc khủng hoảng.

Những điều ít biết về đồng hồ Glashütte của Đức - 0 Các công đoạn chế tác đều được làm bằng tay. (Nguồn: New York Times)

Phục hưng trong khủng hoảng

Glashütte là một ngôi làng sản xuất đồng hồ cao cấp nổi tiếng ở  miền Đông nước Đức. Mặc dù cuộc sống dân làng chủ yếu phụ thuộc vào nghề chế tạo đồng hồ, tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp tại đây chỉ khoảng 5% và có mức thu nhập cao.

Bên cạnh đó ngôi làng cũng rất thu hút nhiều nhà đầu tư bên ngoài quan tâm, cũng như khách du lịch thường xuyên lui đến tham quan.

Những điều ít biết về đồng hồ Glashütte của Đức - 1

Kinh tế cả làng Glashütte phụ thuộc vào nghề chế tạo đồng hồ đeo tay. (Nguồn: New York Times)

Ông Ahrendt là truyền nhân thứ năm của nghề chế tác đồng hồ tại Glashütte, và cũng là giám đốc điều hành của thương hiệu Nomos nổi tiếng. Ông được vinh danh là người đã có nhiều đóng góp cho sự thịnh vượng của ngôi làng nói chung và sự phát triển của ngành nghề sản xuất đồng hồ thủ công nói riêng.

Đối với dân làng Glashütte, thương hiệu đồng hồ Nomos chính là biểu tượng của sự phục hưng trong ngành chế tạo đồng hồ tại Đức.

Một nhà ga cũ tại Glashütte đã được Nomos tận dụng để đặt trụ sở chính kèm xưởng sản xuất trong một không gian hẹp tràn ngập máy móc. Hầu như không có âm thanh phát ra từ các nhà máy tại Glashütte, bởi vì hầu hết các công đoạn chế tạo một chiếc đông hồ đều làm bằng tay.

Năm ngoái, trong khi doanh số xuất khẩu đồng hồ Thụy Sỹ giảm đến 10% vì kinh tế khó khăn, thì riêng Công ty Nomos tại Glashütte lại tăng trưởng đến 25%. Nomos là công ty lớn nhất trong số các công ty chịu trách nhiệm khôi phục thương hiệu đồng hồ Glashütte cùng với sự kỳ vọng trở thành nơi sản xuất đồng hồ số một thế giới.

Glashütte với những thăng trầm

Đầu thế kỷ XX, thương hiệu đồng hồ Glashütte trở nên nổi tiếng, kèm theo đó là rất nhiều nhà sản xuất khác tìm đến đây để đầu tư. Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, hầu hết mọi hoạt động sản xuất dưới hình thức sản xuất nhỏ lẻ và Glashütte không còn phát triển như xưa.

Sự kiện bức tường Berlin sụp đổ cũng đã tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất đồng hồ tại ngôi làng. Khi đó, những người thợ trong làng đã lập tức nghĩ ngay đến việc tạo ra một sự chuyển đổi hình thức sản xuất, hay nói đúng hơn là một cuộc cách mạng cho thương hiệu đồng hồ Glashütte.

Những điều ít biết về đồng hồ Glashütte của Đức - 2 Văn phòng công ty Nomos ngay bên trong ngôi làng. (Nguồn: New York Times)

Lúc bấy giờ, Công ty Nomos do Roland Schwertner, một nhiếp ảnh gia thời trang và chuyên gia tin học được thành lập vào năm 1990. Công ty là một trong những công ty tiên phong trong công cuộc phục hưng.

Trong một lần tình cờ đến thăm người thân trong làng, Roland đã phát hiện ra rằng, tại đây rất nhiều số thợ chế tác đồng hồ thủ công bậc thầy và nhận định họ có thể tiếp tục phát triển ngành nghề truyền thống và truyền lại cho các thế hệ sau.

Chính điều đó đã thôi thúc ông nhanh chóng gây dựng Công ty Nomos. Đến năm 1992, mẫu thiết kế đầu tiên của Công ty đã ra đời mang tên là Tangente.

Bên cạnh Công ty Nomos, Công ty Tutima cũng là một thương hiệu có tiếng tại ngôi làng. Tutima chuyên sản xuất các mẫu đồng hồ thời trang cao cấp và các loại đồng hồ đeo tay dành cho các phi công Đức sử dụng. Giám đốc bộ phận kinh doanh và tiếp thị của Tutima, Alexander Philipp cho biết:

“Dù trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế nhưng chúng tôi thật sự không bị ảnh hưởng nhiều, bởi vì các sản phẩm của Tutima vẫn còn khá lạ lẫm đối với các khách hàng ở thị trường châu Á, nơi được coi là "miếng bánh" béo bở trong ngành sản xuất đồng hồ đeo tay”.

Những điều ít biết về đồng hồ Glashütte của Đức - 3Glashütte Original PanoReserve - Foto: hautetime.com

Cách đây không lâu, Tutima đã tung ra thị trường chiếc đồng hồ Hommage phiên bản platinum với giá 179.000 Euro (tương đương 210.825 USD). Đây được coi là “sản phẩm đinh” và công phu nhất của Tutima. Được biết, để sản xuất chiếc đồng hồ này, nhiều thợ thủ công lành nghề đã cùng làm và mất đến 4 tháng để hoàn thành sản phẩm.

Sỡ dĩ nghề tác đồng hồ có thể tồn tại qua các cơn khủng hoảng vì những chiếc đồng hồ tại đây được thiết kế nhỏ gọn và khi đến tay người tiêu dùng có giá cả phải chăng. Điều này cũng gây ra nhiều tác động đến với các đối thủ cạnh tranh, trong đó có cả đồng hồ Thụy Sỹ.

Những công ty như Nomos đã làm rất tốt khi “chèo lái” cả thương hiệu đồng hồ Glashütte vượt qua thời kỳ khủng hoảng.

Mặc dù chế tạo đồng hồ mang đến cho Glashütte sự thịnh vượng, tuy nhiên, mặt hàng đồng này với thị trường hàng cao cấp và thị trường bên ngoài nước Đức còn đối mặt với khá nhiều sức ép cạnh tranh.

 

Hồng Kính - Thế giới & Việt Nam

theo New York Times




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC