Nhắc tới Đức, chúng ta thường nghĩ ngay tới bia hay bóng đá. Tuy nhiên, không thể quên Đức với vai trò của một trong những đầu tàu kinh tế ở châu Âu.

Ngày nay, Đức ngày càng thể hiện vai trò dẫn dắt nền kinh tế thế giới khi họ đưa châu Âu thoát khỏi cuộc khủng hoảng 2012. Đây cũng là quốc gia có nền công nghiệp phát triển bậc nhất.

Dù phát triển khoa học và kinh tế rất mạnh, chúng ta lại chưa bao giờ nghe tới điều thần kỳ của người kỹ sư Volkswagen như vẫn thường nghe về người kỹ sư Toyota hay Honda.

Thay vì làm việc chăm chỉ cần cù để tạo ra kỳ tích như người Nhật, nước Đức lại được biết tới với luật bảo về quyền lợi người lao động cực kỳ nghiêm khắc và có thời gian làm việc trung bình ít hơn nhiều so với các quốc gia phát triển khác.

Người Đức chỉ làm khoảng 35 giờ mỗi tuần, trung bình mỗi năm họ sẽ được nghỉ phép tới 27 ngày nhưng nước Đức lại là nơi có năng suất làm việc cao vượt trội so với các quốc gia khác.

Câu hỏi đặt ra là tại sao người Đức làm việc ít mà năng suất cao nhất thế giới?

Vì người Đức theo chủ nghĩa hoàn hảo trong sản xuất, họ tự đặt ra kỷ luật cho chính bản thân mình: làm ra làm, chơi ra chơi.

Thẳng thắn và rõ ràng

Ngươi Đức nổi tiếng là thẳng thắn và rõ ràng.

Các công nhân có thể trực tiếp phản ánh với giám đốc về một sản phẩm,họ sử dụng ngôn ngữ công việc một cách thẳng thắn mà không phải đề cao những ngôn từ văn hoa lịch sự mất thời gian.

Chẳng hạn, một người Mỹ sẽ nói: “Thật tuyệt vời nếu anh có thể nộp báo cáo cho tôi trước 3 giờ chiều”.

Trong khi đó, một người Đức sẽ nói: “Tôi cần báo cáo trước 3 giờ chiều”.

Lối sống Tiết kiệm

Những tính cách của Người Đức được thế giới hâm mộ - 0

Người Đức sống xanh và tiết kiệm.

Những gì có thể tiết kiệm được, họ sẽ tiết kiệm đến mức tối đa.

Không sả nước nhiều, không để điện hay để chế độ "stand by".

Đi ăn uống thì không đặt quá nhiều món, thiếu thì đặt thêm chứ không để thừa.

Tự giác chấp hành luật

Người Đức chấp hành tuyệt đối các luật lệ, các quy tắc đã đặt ra.

Tuy không bị giới hạn tốc độ tối đa được phép lái xe như các nước khác. Nhưng tai nạn dường như rất ít xảy ra bởi người dân tự giác tuân thủ luật lệ, đi đúng làn đường.

Bạn gần như thoải mái khi đi ra ngoài đường dù ngày hay đêm vì trật tự an ninh được đảm bảo tốt, tệ nạn xã hội gần như là hiếm hoi, người dân tự ý thức tuân thủ pháp luật.

Tính tự giác của người Đức cũng được thể hiện ở việc mua vé tàu.

Tại Mỹ hay Pháp, bạn phải có thẻ hoặc mua vé mới đi qua cửa để xuống metro được, nhưng ở Đức thì khá thoải mái.

Bạn có thể nhảy lên tàu và tự do di chuyển, hên thì thoát, xui thì gặp người kiểm tra và tất nhiên, họ sẽ phạt bạn 40€-60€ cho dù vé đó nếu bạn mua chỉ chưa đầy 2€

Đúng giờ

Đối với người Đức, “đúng giờ” nghĩa là đến sớm hơn 10 phút. Người Đức đúng giờ không chỉ trong công việc mà còn trong đời sống cá nhân, việc “đến trễ” được xem là hành động bất lịch sự và thiếu tôn trọng.

Không những con người mà đến phương tiện công cộng ở đất nước này cũng đúng giờ đến từng phút.

Không facebook trong giờ làm

Những tính cách của Người Đức được thế giới hâm mộ - 1

Facebook không được chào đón trong giờ làm việc tại nhiều công ty trong giờ hành chính,

Trong văn hóa doanh nghiệp của Đức, khi một công nhân làm việc, họ chuyên tâm vào công việc hơn là bất cứ một thứ gì khác.

Lướt facebook, tán chuyện với đồng nghiệp và sau đó vẽ lăng nhăng ra giấy khi thấy sếp bước vào phòng đều bị xem là những hành vi không thể chấp nhận đối với người lao động ở Đức.

Bản thân họ cũng thấy xấu hổ trước đồng nghiệp khi dùng Facebook hoặc lướt Web việc riêng.

Đối với các nước công nghiệp khác, thói quen chuyên tâm công việc có thể được rèn giũa qua người quản lý nhưng đối với người Đức, đây được xem như bản tính vốn có.

Trong bộ phim tài liệu “Hãy biến tôi thành một người Đức” của BBC, một phụ nữ trẻ Đức đã lý giải cú sốc văn hóa mà cô gặp phải trong một chuyến trao đổi công việc ở Anh:

“Tôi đến Anh trong một chuyến trao đổi công tác…Tôi ở trong văn phòng và thấy người ta nói chuyện suốt cả buổi về những thứ rất riêng tư, chẳng hạn như tối nay bạn sẽ làm gì, rồi họ uống café suốt cả buổi”.

Cô cho biết, tại Đức, Facebook bị cấm sử dụng trong văn phòng. Thậm chí cả những email có nội dung riêng tư cũng không được phép.

Chơi hết mình

Người Đức làm được chơi được. Nếu trong thời gian làm việc, họ thực sự tập trung và chăm chỉ, thì đến lúc nghỉ ngơi, họ cũng nghỉ ngơi thực sự thoải mái. Việc tách biệt hoàn toàn thời gian chơi và làm giúp họ có cuộc sống cần bằng hơn, không làm việc sau giờ làm giúp họ khỏe khoắn hơn khi quay trở lại công ty.

Nếu trong thời gian làm việc, họ thực sự tập trung và chăm chỉ, thì đến lúc nghỉ ngơi, họ cũng nghỉ ngơi thực sự thoải mái.

Chính phủ Đức hiện đang lên kế hoạch cấm gửi các email liên quan đến công việc sau 18 giờ để ngăn người sử dụng lao động bóc lột nhân viên của họ.

Rõ ràng Giờ làm và Giờ riêng 

Văn hóa công sở rất khác biệt, nên người Đức không cần thiết phải tụ tập với đồng nghiệp sau khi đi làm về.

Họ tách biệt giữa công việc và đời tư. Để tận hưởng kỳ nghỉ, hầu hết người Đức có tham gia một  Câu lạc bộ để gặp gỡ và chia sẻ sở thích với mọi người. Sở thích của người Đức xoay quanh thể thao, ca hát, leo núi, … và nhiều loại câu lạc bộ khác nữa.

Người Đức cũng có số ngày nghỉ phép nguyên lương khá nhiều.

Trung bình họ được trả nguyên lương 25 – 30 ngày nghỉ trong năm (Luật pháp Đức quy định là 20).

Việc kéo dài kỳ nghỉ giúp các gia đình có nhiều thời gian bên nhau và đi chơi thoải mái hơn.

Cho dù những năm có nền kinh tế đi xuống nhưng số tiền họ dành ra để đi du lịch hằng năm vẫn không thay đổi.

Các lễ hội văn hóa ở đây cũng thu hút tất cả người dân xuống phố, cởi bỏ vẻ nghiêm khắc để hòa mình vào không khí vui tươi, tưng bừng nơi đây. Các lịch kỷ niệm, ngày hội của họ dường như kín mít lịch trong cả năm.

Sao Người Việt chúng ta không thử học tập họ, bớt "chém gió, khoe hàng hiệu", tắt Facebook đi và tập trung vào công việc, trao đổi một cách thẳng thắn để làm việc hiệu quả hơn, và tham gia hết mình vào cộng đồng sau giờ làm?

Nguyễn Văn Thu - TINTUCVIETDUC.DE




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC