Ngày cưới là một trong những ngày trọng đại nhất của đời người và ở mỗi quốc gia khác nhau, người ta lại có những phong tục cưới rất khác nhau.
Nếu bạn đang có cơ hội đi tour Đức và tham dự một lễ cưới, bạn hãy xem qua một số phong tục của họ nhé.
Ở Việt Nam, ngày cưới đi liền với trầu cau và có rất nhiều tập tục, nghi lễ và cứ đến những quốc gia khác nhau, ta lại thấy những phong tục cưới hỏi rất khác nhau, đôi khi lại rất lạ lùng và thú vị.
Tìm hiểu về phong tục cưới xin ở mỗi quốc gia cũng rất thú vị.
Và nếu bạn đang có ý định kết hôn cùng một anh chàng hay cô nàng người Đức hay đơn giản là đến dự lễ cưới của người thân ở Đức, bạn có thể tìm hiểu trước về phong tục trong ngày cưới của họ.
Du lịch Đức vừa được tham quan danh lam thắng cảnh, vừa được dự lễ cưới lại được tận mắt nhìn thấy và tham dự vào phong tục cưới hỏi thú vị của họ, chắc chắn sẽ là một kỉ niệm sâu sắc khó quên của bạn đấy.
Đập vỡ và rửa sạch mảnh đĩa vỡ trong ngày cưới
Một phong tục khá thú vị của người Đức khi kết hôn đó là đập vỡ một số lượng lớn những chiếc đĩa trước lễ cưới và sau đó bắt cô dâu cùng chú rể phải rửa hết số đĩa vỡ đó.
Đây là hành động mang đến sự may mắn và an lành cho cuộc sống của họ.
Bởi người Đức tin rằng, việc phải rửa một đống những chiếc đĩa vỡ mà gia đình và bạn bè đã phải rất vất vả làm ra sẽ giúp đôi vợ chồng trẻ có được một cuộc sống mới tốt lành hơn. Phong tục này có phần hơi phá phách, tốn hao tài sản nhưng rất được ưa chuộng và yêu thích.
Khi du lịch Đức và bất ngờ nghe tiếng đĩa vỡ trong đám cưới, bạn đừng giật mình nhé mà hãy thầm chúc phúc cho họ.
Phong tục này của người Đức có ý nghĩa là vĩnh biệt cuộc sống cũ và bắt đầu một cuộc sống mới sau khi cưới. Phong tục này được cho là một cách phòng ngừa trong tương lai, hy vọng rằng khi xảy ra chiến tranh giữa hai người thì họ không cần đập thêm bát đĩa nữa.
Tục lệ này ở Đức được cho rằng du nhập từ người Do Thái, theo tục lệ, người Do Thái đập vỡ đĩa hay cốc hai lần.
Lần đầu tiên là khi viết hôn ước, thể hiện họ đã quyết định đi chung mà không quay lại. Những chiếc đĩa sẽ được cả mẹ của cô dâu và chú rể đập vỡ. Lần thứ hai là vào cuối lễ cưới và do chú rể thực hiện.
Ý nghĩa của lần đập bể này là để tưởng nhớ đến sự tàn phá của ngôi đền thánh ở Jerusalem.
Mời đám cưới
Phong tục mời đám cưới này càng siết chặt tình thân giữa các mối quan hệ của cô dâu chú rể với người được mời dự đám cưới nhưng có lẽ nó tốn thời gian, phong tục tên là “Kossenbitter”.
Trong phong tục này, một trong những người thân của cô dâu sẽ hành động giống như “Kossenbitter” nghĩa là ăn vận một chiếc áo ximôckinh (Tuxedo) và mũ chóp cao để đi phát giấy mời dự đám cưới cùng với chú rể và cô dâu.
Những người được mời sẽ phải cho anh ta tiền và uống một ngụm rượu khoai tây với chú rể và cô dâu. Phong tục phát giấy mời này thường mất đến vài ngày mới xong.
Cưa gỗ
Phong tục cưa gỗ trong ngày cưới - Ảnh: hochzeitsgezwitscher.de
Phong tục trong đám cưới này cũng khá thú vị và không tốn hao tài sản như đập vỡ đĩa, tuy nhiên sức lực cô dâu chú rể bỏ ra lại không hề ít.
Cưa gỗ thực chất chỉ là một phong tục trong cưới hỏi khác để thử sức dẻo dai của cô dâu chú rể.
Trong lễ cưới, một khúc gỗ được đặt giữa hai giá cưa mà ở đó cả đôi vợ chồng trẻ phải cùng cưa mỗi người một nửa. Tập quán này được cho là biểu hiện của sự hòa hợp của hai người trong việc phải cùng giải quyết những vấn đề chung sau khi cưới.
Bắt cóc cô dâu
Một phong tục khác trong đám cưới lại mang đến nhiều sự thú vị và bất ngờ cho cô dâu chú rể. Ở nhiều ngôi làng nhỏ thuộc nước Đức, bạn bè của cô dâu và chú rể sẽ bắt cóc cô dâu và đem giấu cô ở một nơi nào đó. Chú rể sau đó sẽ phải đi tìm cho ra cô dâu.
Tất nhiên, cuộc tìm kiếm luôn được bắt đầu ở quán rượu địa phương vì những lý do hiển nhiên, đây sẽ là nơi mà chú rể phải mời mọi người tới để cùng tham gia cuộc tìm kiếm sau khi đã thết đãi họ một chầu nhậu.
Đeo nhẫn cưới tay phải
Nhẫn đính hôn tay trái và nhẫn cưới tay phải
Hiện nay ở các quốc gia người ta thường chuộng đeo nhẫn cưới ở tay trái, tuy nhiên ở các nước như Thụy Sĩ, Áo, Đức họ lại đeo nhẫn đính hôn ở tay trái và nhẫn cưới ở tay phải.
Liên quan đến vấn đề này có rất nhiều giả thuyết được đưa ra như đeo nhẫn cưới ở tay phải là tay thuận của đa số mọi người sẽ làm người ta có ý thức hơn về sự chung thuỷ.
Cũng có ý kiến cho rằng thế kỷ thứ 9, người Đức chuyển sang đeo nhẫn tay phải cho hợp với nghi thức hành lễ của các thầy tu, bởi theo họ đeo nhẫn ở ngón áp út phải sẽ kết linh họ với quyền lực siêu nhiên của Đức Chúa.
Nếu để ý kỹ khi quan sát, những người Đức am hiểu lễ nghi khi nhìn từ đằng sau, đàn ông bao giờ cũng đi bên trái phụ nữ còn các nước châu Âu khác, đàn ông bao giờ cũng đi bên phải người phụ nữ.
Việc đeo nhẫn cưới tay phải hiện nay tuy vẫn phổ biến nhưng không còn là bắt buộc nữa, đặc biệt trong bối cảnh nhiều người Đức kết hôn với người nước ngoài.
Nguồn: DULICHDUC.DE