Konrad Zuse (1910-1995) - kỹ sư người Đức, người đã phát minh ra cỗ máy điện toán tự động đầu tiên trên thế giới mang tên Z3 và đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử ngành điện toán thế giới.
Thành tựu Z3 của ông được xây dựng ngày 12 tháng 5 năm 1941 và là kết quả của rất rất nhiều cuộc thử nghiệm với các phiên bản Z1, Z2 trước đó.
Vào thời điểm đó, ông đã thực hiện được các phép tính cả trong hệ nhị phân (với các số 0 và 1) như các thiết bị ngày nay vẫn làm. Trong đó, một phép cộng mất 0,8 giây, một phép nhân mất 2 giây, tuy rằng bộ nhớ chỉ tương ứng với 64 từ.
Những con số được hiển thị trên một tấm bảng điều khiển dưới dạng những ngọn đèn nhỏ và đọc các chương trình thông qua các băng giấy. Đôi khi, động cơ phun ra tia lửa làm tăng tốc bộ vi sử lý.
Mặc dù tốc độ của Z3 ngày đó chỉ là 5,3 Hz, nhưng nó đã trở thành nền tảng cho các máy tính ngày nay với tốc độ nhanh hơn gấp 500 triệu lần.
Nguyên bản của Z3 đã bị một trận không kích trong chiến tranh thế giới thứ 2 phá hủy và hiện nay các bản sao của nó đang được trưng bày tại các viện bảo tàng tại München và Berlin.
Ngày nay chỉ với 5 Euro, người ta có thể dễ dàng sở hữu một chiếc máy tính bỏ túi, tuy vậy tinh thần và trí tuệ của Zuse vẫn còn nguyên giá trị trong từng chiếc máy đó.
Hương Vũ - ©tintucvietduc.de