Trong sự nghiệp giáo dục, để so sánh hệ thống giáo dục Việt Nam và Đức thì Việt Nam cần phải học tập Đức rất nhiều. Bởi vì Đức là một trong 3 quốc gia (Đức, Mỹ, Nhật) bước vào nền kinh tế trí thức sớm nhất thế giới.

Đức đã từng bị tàn phá khốc liệt trong chiến tranh thế giới lần 2 dẫn đến nền công nghiệp của Đức bị hủy hoại đến hơn 50%, khoảng 5% tổng vốn cũng bị dùng để nồi thường cho chiến tranh.

Cho đến năm 1960 trở đi thì nền kinh tế, công nghiệp và giáo dục Đức mới được phục hồi và sống lại. Hơn nữa, nền kinh tế Đức ngày nay cũng mạnh nhất trong các nước Liên minh châu Âu.

Nền giáo dục chuyên chế của Đức với lý tưởng muốn tạo ra những nhân tài xuất chúng.

Đức rất coi trọng việc làm bằng chân tay và coi đó là ý nghĩa duy nhất của cuộc sống.

Bởi vậy, hệ thống giáo dục Đức rất thiết thực nên chương trình học thường ít lý thuyết và đa số là thực hành.

Các trường đại học của Đức cũng giảng dạy theo phương châm “Thống nhất giữa việc dạy học và nghiên cứu khoa học”. Vì vậy mà sinh viên Đức thường gắn kết việc học của họ với việc nghiên cứu ngay trên trường.

So sánh hệ thống giáo dục Việt Nam và Đức - 0

Sinh viên du học Đức cũng cần phải biết những điều này để khỏi phải bỡ ngỡ với môi trường học tại Đức.

Ngoài việc học những bài học trên lớp thì ngoài giờ học sinh viên phải tự đọc sách, làm bài tập và nghiên cứu các chuyên đề.

Sinh viên phải tự cố gắng và tự thúc đẩy bản thân để có được năng lực làm việc độc lập và sáng tạo. Chính vì thế mà sinh viên có học tập tại Đức mới có thể tìm được sự tự do để tìm ra con đường thành công ngắn nhất của mình.

Và ngay từ khi học trung học, sinh viên Đức cũng phỉ làm quen dần với “Luật kiểm tra và thi” tại Đức.

Ở Đức thì không tổ chức kỳ thi đại học như ở Việt Nam mà sinh viên được tuyển vào các trường đại học theo hình thức xét tuyển.

Điều kiện để xét tuyển vào trường đại học Đức là điểm tổng kết của 2 năm học cuối cấp 3 và bài thi cuối cấp. Trong 2 năm học cuối, học sinh có thể chọn ra 2 môn mà học sinh cảm thấy mình học khá nhất để làm môn học chính và khi thi cuối cấp thì môn đó sẽ được tính hệ số 2.

Mặc dù có nhiều học sinh học rất khá ở Đức nhưng vấn lựa chọn đi học nghề thay vì học đại học ở Đức.

Bởi vì học nghề sẽ học trong thời gian ngắn hơn học đại học và sẽ nhanh chóng đi làm kiếm tiền hơn.

Sau khi học nghề họ sẽ có tay nghề cao, có nhiều kiến thức thực tế và sẽ dễ dàng xin việc hơn.

 

Hà Lệ Thu
Báo Du học




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC