Khi nói về nền giáo dục ở những nước như Thụy Điển, Anh, Úc, Mỹ, Pháp và Đức... thì có lẽ phải nói , nền giáo dục phương Tây luôn được chính phủ từ những quốc gia vừa kể trên quan tâm và coi trọng.

Thật ra không có ý gì khi so sánh giữa nền giáo dục Việt Nam và Đức.

Vì cách giáo dục ở hai quốc gia khác nhau một trời một vực, một bên luôn khuyến khích tự do sáng tạo, học kỹ năng sống cũng như cách suy nghĩ luôn độc lập....

Còn một bên thì học theo kiểu nhồi nhét, học vẹt, cộng thêm bệnh thành tích cố hữu có từ lâu ở VN đã biến những đứa trẻ thiếu tư duy sáng tạo và chỉ học cho có hoặc để đối phó.

Sự khác nhau giữa giáo dục Việt Nam và Đức - 0

Rồi chưa kể nhiều hình phạt vô lý chỉ vì cha mẹ đứa trẻ đó chậm đóng tiền học hay học kém bị hạ hạnh kiểm, đi giày sai quy định bị bắt chép phạt hơn 200 lần , bị cô giáo đánh sưng mặt vì viết chữ xấu...

Những điều đó vô tình làm tổn thương trẻ mà báo chí trong nước cũng thường hay lên tiếng và đã trở thành chuyện thường ngày trong xã hội , những chuyện như vậy có lẽ không cần kể lể dài dòng, vì ai ai đang sống ở Việt Nam có lẽ cũng đều biết.

Khi nói về nền giáo dục ở những nước như Thụy Điển, Anh, Úc, Mỹ, Pháp và Đức... thì có lẽ phải nói , nền giáo dục phương Tây luôn được chính phủ từ những quốc gia vừa kể trên quan tâm và coi trọng.

Ở Đức, điều dễ dàng nhận thấy là vấn đề đăng ký đi học, vì nước Đức áp dụng luật Schulpflicht đã có từ rất lâu.

Bất cứ trẻ em nào sống ở Đức dù giàu hay nghèo, có quốc tịch Đức hay không , cũng đều phải có nghĩa vụ tới trường và cha mẹ của những đứa trẻ đó chỉ cần tìm trường nào cảm thấy thuận tiện và gần chỗ ở để đăng ký học cho con mình .

Chứ không cần phải dậy từ lúc sáng sớm để nộp hồ sơ hay phải đăng ký theo tuyến hoặc hộ khẩu như ở Việt Nam.

Với lại, trẻ em ở Đức lại còn được hưởng nền giáo dục miễn phí từ tiểu học cho đến đại học, và đây cũng là điểm nổi bật của Đức về sự đầu tư khôn ngoan trong sự nghiệp "trăm năm trồng người " cho tương lai đất nước:

trong khi ở Việt Nam thì gánh nặng về học phí khiến cho không ít trẻ em phải bỏ học vì gia đình không kham nổi chưa kể nhiều phí phụ do nhà trường tự đưa ra .... đó cũng là điểm khác nhau xa giữa Đức và Việt Nam .

Điều thứ hai là ở Đức không có chào cờ hay hát quốc ca vào đầu tuần như ở Việt Nam.

Cũng chẳng có giám thị kiểm tra quần áo giày dép mặc có đúng qui định do trường đặt ra hay không, vì nhà trường chứ không phải quân đội và trẻ em phải là chính mình , không gò bó hay cưỡng ép.

Cũng không có lớp trưởng ,lớp phó,hay phải đi học thêm nếu không sẽ bị đì ....trong lớp thì trẻ em có thể đặt câu hỏi hay tranh luận một đề tài nào đó cũng như bày tỏ quan điểm của mình .

Và nhất là không được biết điểm của nhau trừ khi đứa trẻ đó tự nói hay được hỏi .

Cho đến khi học lên tới Gymnasium thì hoàn toàn tự do và được coi như là một người lớn , do đó , khi trẻ em học tới bậc Gymnasium thường luôn có tính tự giác cao và có trách nhiệm hơn về việc học hành của mình .

Không giống như ở Việt Nam , học tới cấp ba còn bị kiểm soát mọi thứ , có khi bị thầy cô " xỉ vả " hay đánh trước lớp hoặc nêu tên cho " xấu hổ" với bạn bè .

Khi năm học kết thúc , chẳng có giấy khen về thành tích học tập hay danh hiệu học sinh giỏi hay học trò tiên tiến gì cả .

Mà tất cả đều như nhau, ngoài việc Zeugnis ghi điểm học từng môn và một món quà nhỏ do thầy cô tặng có khi kèm theo là một bông hoa hồng với lời chúc nghỉ hè vui vẻ cùng gia đình....

Cho nên không có trẻ em nào cảm thấy xấu hổ hay "nhục mặt " vì thua kém bạn bè cùng lớp.

Đó cũng là cách cư xử khá nhân văn ở một nơi mà trẻ em được tôn trọng về mọi mặt.

Nói tóm lại, nền giáo dục ở Việt Nam không được quan tâm và chú trọng phát triển như ở phương Tây, nếu như ở Đức chỉ có hai trường đó là trường công và trường tư.

Còn ở VN thì có quá nhiều trường, ngoài trường công và trường tư như ở Đức, mà còn có thêm cả trường chuyên, trường điểm... rồi điều kiện học và mức lương của giáo viên ở thành phố khác, ở tỉnh khác ...cho nên đã tạo ra một cảm giác đó là một nền giáo dục lởm khởm và không công bằng.

Chưa kể việc coi trọng thành tích, cứng ngắc trong giảng dạy, không chấp nhận sự năng động và sáng tạo của trẻ em , lại thêm phong trào học thêm, học đủ thứ kể cả mấy tháng hè cũng không được nghỉ ngơi cũng như không quan tâm tới việc trẻ nghĩ gì, tâm trạng ra sao .....đáng tiếc những điều đó đã trở thành chuyện thường ngày ở huyện trong xã hội Việt Nam .

Với một nền giáo dục như vậy, thì không hiểu sẽ đi đâu về đâu vì thiếu sự bài bản và đồng đều cũng như tính nhân văn trong sự nghiệp " trăm năm trồng người " của Việt Nam ngày nay.

Tác giả: An Thanh Le




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC