lehmannNgười Anh đã từng phàn nàn rằng nếu một trận đấu với tuyển Đức phải giải quyết thắng thua trên chấm 11 mét, thì người Anh sẽ luôn thua, vì các thủ môn Đức.
Sự khác biệt đến từ quan niệm: Các HLV thủ môn của Anh không suy nghĩ một cách nghiêm túc về những quả phạt đền như người Đức. Họ bảo các thủ môn rằng hãy sử dụng trực giác để ra quyết định. Nhưng người Đức thừa nhận sự đơn độc của thủ môn trên chấm 11 mét, phân tích các yếu tố và xác suất cản phá thành công một cách khoa học.

World Cup 2006, Đức đã vượt qua Argentina trên chấm 11 mét nhờ một mẩu giấy nguệch ngoạc của HLV thủ môn Koepke cho Jens Lehmann, có ghi thói quen sút phạt đền của các cầu thủ Argentina. Các chuyên gia về khoa học thể thao của Đức cũng từng phân tích về các điểm sút phạt đền và tốc độ quả phạt để làm sao cú đá đạt độ chính xác 100%, từng so sánh về lượng vận động giữa một thủ môn ở thập niên 90 thế kỷ trước với thủ môn hiện nay (thế hệ của Illgner thường chỉ di chuyển 3-4 km trong một trận đấu, trong khi Neuer, hay Adler có thể phải di chuyển 7-8 km do sự đòi hỏi thủ môn phải tham gia vào trận đấu nhiều hơn của bóng đá hiện đại). Với người Đức, giữ gôn là một môn khoa học.

Theo TT&VH.


 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC