mMỗi ngày, những nhà hàng và cửa hàng thực phẩm ở Đức lại bỏ đi một lượng lớn thực phẩm do những quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hiện nay, ở Đức đã cho ra mắt một ứng dụng tiện ích dùng trên điện thoại, giúp người tiêu dùng có thể đặt mua những “thực phẩm cuối ngày”, vừa tiết kiệm tiền lại tránh lãng phí.

bakery 336095 640

Theo trang DW, vài năm trước, phim tài liệu “Taste the Waste”, phản ánh thực trạng về lãng phí thực phẩm, đã từng gây chấn động trên toàn nước Đức.

Thông tin mà bộ phim đưa ra khiến mọi người đều thấy bất ngờ, bởi mỗi năm, 80 triệu người dân Đức bỏ đi khoảng 15 triệu tấn thực phẩm, trị giá lên tới 20 tỷ €.

Nếu dùng một nửa trong số đó có thể nuôi sống những người dân đang chết đói trên thế giới hiện nay.

Về vấn đề lãng phí thực phẩm, giới chuyên gia ở Đức chia thành nhiều phân khúc để giải thích.

Xét về người tiêu dùng đầu cuối, thì hành vi lãng phí có liên quan tới trình độ học thức, nhận thức về bảo vệ môi trường và cách sống của họ.

Còn đối với các doanh nghiệp như nhà hàng và các cửa hàng thực phẩm bán lẻ, thì việc bỏ thực phẩm thừa là việc làm bắt buộc phải tuân theo quy định.

Thế giới phải học cách giảm lượng rác thải từ thực phẩm của người Đức - 1Đức, các tiệm bánh không được phép để những loại bánh làm từ nguyên liệu: trứng, sữa và bơ bán tiếp sang ngày hôm sau.

Tại Đức, Luật vệ sinh an toàn thực phẩm có những quy định nghiêm ngặt và chặt chẽ, ví dụ như: bánh mỳ phải bán hết trong ngày, không được phép chuyển về kho để lưu cữu.

Những loại bánh có thành phần từ: trứng, sữa, bơ không được phép để tới ngày hôm sau, do trong thời gian bày bán ở ngoài môi trường tự nhiên, bánh có nguy cơ nhiểm khuẩn Salmonella, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Vì thế tất cả những thực phẩm không bán hết trong ngày đều phải bỏ đi.

Vào cuối năm 2015, một Công ty liên doanh với Đan Mạch đã cho ra mắt ứng dụng “Too good to go” dùng trên điện thoại ở Đức và một số nước Châu Âu.

Ứng dụng này đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của hơn 120 nhà hàng, cửa hàng thực phẩm, các tiệm bánh lớn nhỏ ở Đức.

Giờ đây, người tiêu dùng chỉ cần thông qua ứng dụng APP để đặt mua “thực phẩm cuối ngày” của một số nhà hàng, cửa hàng thực phẩm gần nhà, với giá chỉ còn nửa so với giá gốc.

Và tất cả những thực phẩm này đều phải sử dụng giấy tái chế để đóng gói thay cho túi ni-lông.

Thế giới phải học cách giảm lượng rác thải từ thực phẩm của người Đức - 2

Các doanh nghiệp tham gia ứng dụng này cho hay:

“ Phương thức bán hàng này giúp chúng tôi giảm chi phí xử lý chất thải thực phẩm, mà vẫn thu hồi được một ít tiền vốn”.

Song những doanh nghiệp này phải chịu các chi phí cho bao bì và hộp đựng thực phẩm an toàn. Ngoài ra, họ còn phải sắp xếp thêm nhân viên đảm nhận công việc này.

Còn đối với người tiêu dùng, ứng dụng APP giúp họ có thể đặt mua được thực phẩm sạch giá rẻ, mà lại giúp giảm bớt lượng rác thải từ thực phẩm.

Nhưng ứng dụng này vẫn còn có một số hạn chế trong việc phải chờ tới khi các cửa hàng đóng cửa và khách hàng cũng không biết mình sẽ đặt được loại “thực phẩm cuối ngày” nào.

Thế giới phải học cách giảm lượng rác thải từ thực phẩm của người Đức - 3

Ứng dụng APP giúp người tiêu dùng ở Đức và một số nước Châu Âu có thể đặt mua "thực phẩm cuối ngày" của một số nhà hàng, cửa hàng thực phẩm qua điện thoại di động.

Tuy nhiên dù con người có sáng tạo ra những ứng dụng thông minh nhất cũng không bằng giải quyết từ gốc rễ của vấn đề.

Đó chính là cắt giảm nguồn cung ứng dư thừa.

Hiệp hội thực phẩm thương mại Cộng hòa Liên bang Đức (BVLH) đã kêu gọi các doanh nghiệp và người tiêu dùng cùng cố gắng tránh lãng phí thực phẩm.

Hiệp hội này chỉ ra rằng, không ít người tiêu dùng cứ chờ đến giờ cửa hàng sắp đóng cửa để mua hàng giá rẻ, với hy vọng “thực phẩm cuối ngày” vẫn còn nhiều để có thể lựa chọn.

Nắm bắt được tâm lý đó của khách hàng, nhiều doanh nghiệp cũng tăng “nguồn cung dư thừa” để khách hàng có nhiều lựa chọn hơn và giảm bớt lượng thực phẩm thừa trong ngày.

Nguồn: Mai Phương
Hà Nội TV/ DW.




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC