Nhằm mục đích ngăn cản những cuộc di cư ồ ạt của người dân từ Đông Đức sang Tây Đức, bức tường Berlin được dựng lên và chia đôi hai nửa thành phố Berlin.
Bức tường Berlin chia cắt phần phía Tây và phần phía Đông thành phố Berlin, đồng thời là đường biên giới giữa Đông Đức và Tây Đức từ ngày 13/8/1961 đến ngày 9/11/1989.
Bức tường này từng được Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức gọi là "Tường thành bảo vệ chống phát xít" và bị người dân Cộng Hoà Liên Bang Đức gọi là "Bức tường ô nhục".
Bức tường là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh và việc chia cắt nước Đức.
Khoảng 5.000 người đã tìm cách vượt qua bức tường để sang Tây Berlin. Số người bị thiệt mạng khi vượt tường nằm trong khoảng từ 136 đến 200 người.
Người dân Tây Berlin đi bộ phía trước trạm kiểm soát Charlie của quân Đồng minh ở bức tường Berlin tháng 7/1963.
Người dân Tây Berlin đi lại tại trạm kiểm soát Charlie ngày 30/8/1961.
Xe tăng của quân đội Mỹ tại trạm kiểm soát Charlie ngày 30/8/1961.
Toàn cảnh bức tường Berlin ở quảng trường Potsdamer Platz tháng 7/1966.
Người dân Đông Đức trèo lên bức tường Berlin ở cổng Brandeburg sau khi biên giới hai bên được mở ngày 10/11/1989.
Người dân Tây Đức vỗ tay hoan nghênh người dân phía Đông Berlin đi qua trạm kiểm soát Charlie để vào Tây Đức ngày 10/11/1989.
Một binh sĩ Đông Đức đứng giám sát khi một người đàn ông dùng xà beng để phá một phần bức tường Berlin gần trạm kiểm soát Charlie ngày 2/6/1990.
Người dân Đông Đức lái xe qua một nơi từng là trạm kiểm soát biên giới ở Bavaria để sang Tây Đức ngày 11/11/1989.
Người dân Đông Đức và Tây Đức ăn mừng khi bức tường Berlin chính thức bị phá bỏ ở Brandenburg ngày 9/11/1989.
Người dân Tây Berlin chào mừng người dân ở Đông Berlin tại trạm kiểm soát biên giới Invalidenstrasse ngày 9/11/1989.
Người dân địa phương đi qua Đông Đức để vào Tây Đức sau khi biên giới hai nước được mở ở làng Moedlareuth, phía Nam Berlin ngày 9/12/1989.
Người dân Berlin dùng đục để phá bỏ bức tường Berlin ở trước cổng Brandenburg ngày 9/11/1989.
Nguồn: INFONET