Có người nói rằng về phương diện thực phẩm nước Nhật làm rất tốt, nhưng hôm nay bạn cần biết một điều: ngành thực phẩm nước Đức còn đáng sợ hơn nhiều!
Tại sao nói “ngành thực phẩm nước Đức” có tiếng trên thế giới là danh bất hư truyền?
Trong tiếng Đức chỉ một từ “nghề nghiệp” cũng đã bao hàm ý nghĩa “thiên chức”, điều này có nghĩa là các nhà sản xuất biến lòng trung thành đối với khách hàng thành sự tận tâm tận lực trong công việc và nghề nghiệp.
1. Trứng gà ở nước Đức cũng có “chứng minh thư”
(Ảnh qua letu.life)
Căn cứ vào mã số trên trứng gà có thể kiểm tra chi tiết thông tin nguồn gốc quả trứng như nước sản xuất, nông trại nuôi gà, loại trứng gà…
(Ảnh qua letu.life)
Nếu trứng gà có vấn đề, có thể dựa vào mã số trên quả trứng để điều tra thông tin của trại nuôi gà.
2. Sữa bột của Đức/ Milchpulver
Nếu sữa bột Đức bị nhặt xuống khỏi giá hàng thì chắc chắn sữa đó không an toàn, bất luận là đã mở ra hay chưa đều phải huỷ bỏ.
(Ảnh qua letu.life)
3. Sản phẩm chế biến từ thịt được kiểm định rất nghiêm ngặt.
Trước khi giết mổ động vật cần phải được cơ quan thú y có thẩm quyền tiến hành kiểm dịch lần một, sau khi đạt tiêu chuẩn sẽ được cấp giấy phép giết mổ.
Sau khi giết mổ còn phải kiểm tra có kí sinh trùng hoặc virus gây bệnh trong thịt hay không.
(Ảnh qua letu.life)
Sau khi đưa vào xưởng sản xuất, thịt nạc mỡ và chất phụ gia đều được kiểm soát chặt chẽ.
(Ảnh qua letu.life)
Thịt không tươi sẽ không được mang ra bán. Cho nên thực phẩm luôn phải duy trì trạng thái đông lạnh.
(Ảnh qua letu.life)
4. Các loại ngũ cốc tại Đức
Các loại ngũ cốc lại càng được kiểm tra kỹ càng, trong quá trình sản xuất có sử dụng hoá chất và phân bón hay không, trước khi nhập kho có được loại bỏ tạp chất và nhiệt độ của kho chứa hay không…
Trước khi đưa vào công xưởng còn cần kiểm định tiêu chuẩn chất lượng các loại ngũ cốc, quá trình gia công…
(Ảnh qua letu.life)
5. Khi thực phẩm tại Đức có vấn đề
Nếu thực phẩm xảy ra vấn đề, có thể gọi điện thông báo đến đường dây nóng 24 giờ của bộ nông nghiệp và thực phẩm, hội bảo vệ người tiêu dùng Liên bang Đức.
“Cảnh sát cục vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ nhanh chóng đến xử lí.
(Ảnh qua letu.life)
Nếu thực phẩm có vấn đề nghiêm trọng, các đơn vị liên quan sẽ thông báo lên các phương tiện truyền thông.
Hành động này sẽ khiến tin tức được thông báo một cách rõ ràng. Đồng thời cũng có tác dụng thúc đẩy và giảm sát đối với chính phủ.
(Ảnh qua letu.life)
6. Quy cách quản lí an toàn chất lượng thực phẩm Đức
- Hệ thống khâu quản lý: Nước Đức
- Phương thức quản lý: Chia nhỏ quản lí, quản lí theo tầng lớp
- Chủ thể quản lí: Đơn giản, thống nhất, có quyền lực tuyệt đối
- Hệ thống pháp luật: Nghiêm chỉnh, hoàn thiện
- Hệ thống tiêu chuẩn: Nghiêm khắc, thay đổi kịp thời
- Tin tức truyền thông: Có sự hợp tác giữa các đơn vị liên quan, có lợi đối với thông tin truyền thông
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Hợp lí cục bộ, kiểm tra máy móc tiên tiến, cơ cấu nhân viên hợp lí
- Quyền phát ngôn của người tiêu dùng: Có thể trực tiếp tham gia quản lí an toàn chất lượng sản phẩn
- Hợp tác trao đổi kĩ thuật: Giao lưu hợp tác thân mật, chuyên gia các lĩnh vực cung cấp dịch vụ tư vấn
7. Tại Đức, yêu cầu đối với chất lượng sản phẩm dường như đã trở thành “quy định ngầm” của các doanh nghiệp sản xuất.
Tại quốc gia này, các xí nghiệp sản xuất được quản lý bởi một mạng lưới pháp luật nghiêm ngặt.
Họ có thể tỏ ra vô tình, nhưng luôn có sự đảm bảo chắc chắn đối với sức khoẻ của cộng đồng.
(Ảnh qua letu.life)
Theo Quỳnh Chi
Letu/ Đại Kỷ Nguyên