Giải thưởng văn chương danh giá vừa được Viện hàn lâm Thụy Điển trao cho tác giả người Đức Herta Mueller. Giới học giả thế giới, đặc biệt là người Mỹ, lại một lần nữa nháo nhác với câu hỏi: "Herta Mueller là ai?".
Coi đây là một quyết định gây sốc, cây bút bình luận của tờ Washingtonpost Mary Jordan viết:
"Herta, ai thế?
Herta Mueller giành giải Nobel Văn học năm 2009 nhưng rất nhiều giáo sư và các nhà phê bình văn học Mỹ mà chúng tôi liên hệ thừa nhận, họ chưa từng đọc Mueller, nếu như đó là cái tên mà họ từng nghe nói tới.
'Bà ấy là một cuốn sách hoàn toàn đóng kín với tôi' - đó là bình luận phổ biến nhất về trường hợp của Herta Mueller.
'Không có gì để nói, vì tôi chưa từng nghe tới nhà văn này', nhà phê bình văn học Đại học Yale professor Harold Bloom nói.
Ngay cả ở Đức, nơi Mueller, người hâm mộ Mueller cũng sốc trước chiến thắng ngoạn mục của nhà văn. 'Chúng tôi đã bàn tán chuyện này suốt cả ngày', quản lý một hiệu sách ở Berlin cho biết. 'Bà ấy là độc giả quen thuộc của một thiểu số trí thức, và tất nhiên, của một số những nhà phê bình coi bà là xuất sắc. Nhưng bà ấy không được đông đảo độc giả biết tới, càng không phải là nhà văn được đọc trên toàn cầu'.
'Họ giống như những kẻ sống ở hành tinh khác vậy', một nhà phê bình mới nổi ở New York nói về 18 vị giám khảo của Ủy ban Nobel.
Cũng ngỡ ngàng với câu hỏi: "Herta là ai", trên tờ New York Tmes có bài viết: 'Nobel Văn học không có trong 'vùng phủ sóng' của các danh sách best-seller". Tác giả A. G. Sulzberger viết: "Toby Cox - chủ hiệu sách Three Lives & Company là một người đọc rất nhiều, để chọn sách cho độc giả. Nên, anh thực sự ngạc nhiên khi biết chủ nhân giải Nobel Văn học 2009 là Herta Muller. 'Bà ấy không ở trong vùng phủ sóng của tôi. Chúng tôi không có cuốn nào của tác giả này cả. Chúng tôi sẽ phải tìm kiếm xem có cái gì đó của bà ấy không', Cox nói.
Ủy ban Nobel đã ca ngợi tác phẩm của Muller, đã giới thiệu câu chuyện cuộc đời bà. Nhưng rất ít, nếu không nói là không có danh sách best-seller nào ở New York có tên tác giả này. Muốn tìm sách của bà, chỉ có cách vào thư viện.
'Chúng tôi không có cuốn nào của tác giả này cả', Bruce Brooks nhân viên hiệu sách the Community Bookstore ở Brooklyn nói. 'Và tôi lấy làm xấu hổ khi phải thú nhận rằng tôi chưa từng nghe tới Herta Muller. Nhưng không chỉ Muller, tôi cũng không hề biết một số tác giả được trao giải Nobel gần đây. Tôi lấy làm bất bình khi họ không trao giải cho John Updike'.
'Không phải là một cái tên quen thuộc với tôi', John Redmond, người phục vụ tại Housing Works Bookstore Cafe nói.
'Nói thật là tôi không biết bà ấy', Crystal Bobb-Semple - chủ hiệu sách Brownstone Books trả lời.
Tuy nhiên, tác phẩm của Muller không hẳn là không thể tìm kiếm ở New York. Hệ thống thư viện The Queens từng 60 lần cho độc giả mượn cuốn The Appointment của bà. 'Thế là trên mức trung bình rồi', Joanne King - đại diện của thư viện nhận xét.
Nhà phê bình nổi tiếng Lev Grossman trên tờ Time đã viết: 'Nhà văn Đức Müller: một Nobel gây ngạc nhiên khác. Nữ nhà văn chia sẻ, bà không nói nên lời khi nghe tin mình đoạt giải. 'Tôi quá ngạc nhiên và vẫn không thể tin nổi', Müller nói trong một phát biểu do nhà xuất bản của bà thông báo. Giới học giả Mỹ cũng có chung sự ngạc nhiên đó với bà".
Còn Thom Geier trên tờ EW cũng bình luận: "Một lần nữa, Viện Hàn lâm Thụy Điển lại chọn một người vô danh làm Nobel Văn học. Herta là ai? Bạn sẽ hỏi như vậy và bạn không phải là người duy nhất thắc mắc về điều đó. Müller là nhà văn ở rất xa, tít tận đưới đáy của danh sách cá cược mà nhà cái Ladbrokes đưa ra. Chỉ vài cuốn của bà từng được dịch sang tiếng Anh…'.
(Nguồn: Tổng hợp)