Trường hợp người ngoại quốc nhận con trong luật ĐứcTrong năm 2005, một công dân Việt Nam đã nhận mình là cha một bé gái Đức. Trên cương vị người cha và người giám hộ hợp pháp của một đứa trẻ Đức, anh đã nhận được giấy phép cư trú.

Đến tháng 5/2011, viện kiểm sát đã đưa ra bản cáo trạng về hành vi vi phạm luật cư trú của công dân Việt Nam này. Anh bị kết tội vì đã không cung cấp thông tin chính xác hoặc không đầy đủ theo bộ luật cư trú số 95 khoản 2 số 2. Viện kiểm sát đã dựa trên cơ sở, rằng người này cố tình lừa gạt cơ quan chức năng với mục đích nhận được giấy phép cư trú.

Trong các thủ tục tố tụng hình sự, việc thân chủ xác nhận cương vị làm cha của đứa trẻ để có thể ở lại Đức không còn gì phải bàn cãi. Tuy nhiên quá trình diễn ra của sự việc lại khá thú vị về mặt pháp lý cả trong thực tế.

Người Việt Nam này đã thường xuyên chăm sóc con gái. Khi người mẹ trẻ không biết cách dậy bảo con, anh đã thay cô ta làm việc đó. Hàng tháng anh trả tiền trợ cấp nuôi con đều đặn. Vào những ngày nghỉ anh thường hay đưa hai mẹ con đi chơi. Con gái của anh đến bây giờ vẫn nghĩ rằng anh là cha đẻ của bé và gọi anh bằng cha. Anh đã làm tất cả vì đứa bé, có khi còn hơn cả những gì một người bố đẻ có thể làm được cho con gái mình.

Với sự xác nhận cương vị làm cha của mình, có việc làm ổn định, có trả tiền trợ cấp nuôi con cho mẹ đứa bé và anh đã cùng mẹ nuôi dưỡng đứa bé, người nước ngoài này có đủ tất cả các điều kiện để được cấp giấy cư trú và được gia hạn. Anh không bắt buộc phải chứng minh và cũng chưa bao giờ khẳng định rằng, anh là cha ruột của đứa trẻ.

Tuy nhiên, theo nhìn nhận một cách cơ bản thì việc công nhận cương vị làm cha cũng có hiệu lực pháp luật giống như việc xác nhận là cha đẻ. Sở dĩ điều lệ này tồn tại là để tạo điện kiện cho những người không phải cha, mẹ ruột của những đứa trẻ cũng có thể sống cùng với chúng như một gia đình trọn vẹn. Mẹ của đứa trẻ cũng được triệu tập đến hỏi cung với tư cách là một nhân chứng. Sau khi đã trải qua nhiều đau buồn trong cuộc sống, người mẹ này đã rất hạnh phúc khi con gái mình có một người cha.

Đến năm 2008 có một điều luật mới nói rằng các cơ quan chức năng có quyền từ chối những kiểu xác nhận cương vị làm cha mẹ của người nước ngoài với mục đích xin giấy phép cư trú (tương tự như trường hợp của công dân người Việt nói trên). Nhưng trên thực tế, điều lệ này chỉ mang tính chất dân sự chứ không có hình phạt nào đi kèm và đặc biệt là không có hiệu lực đối với những vụ việc đã xảy ra trong khá khứ. Với người Việt Nam này, bằng chứng thực tế và cả pháp luật đã thuyết phục được tòa án Dresden và bị cáo đã được giải thoát.

Theo Anwalt/vietinfo.




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC