“Chúng ta đã thấy những tiến bộ lớn nhất trong điều trị ung thư trong vòng 5 năm trở lại đây với những thuốc điều trị đích được đưa vào lâm sàng cho thấy tỷ lệ đáp ứng đáng chú ý với một vài loại ung thư ác tính”, Lisa Coussens giám đốc khoa Sinh học Ung thư và Phát triển, Tế bào phát biểu trên tờ Fox News.
Giám đốc khoa Sinh học Ung thư và Phát triển, Tế bào – Lisa Coussens. (Ảnh: Onward OHSU)
Tuy nhiên tỷ lệ đáp ứng này không đồng nghĩa với các bác sỹ đang tiến gần hơn đến một phương thuốc chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
“Về vấn đề có một biện pháp chữa khỏi bệnh, thực sự nó không phải là mục tiêu thực tế. Tôi không biết liệu ung thư có phải là căn bệnh chữa được hay không. Tôi nghĩ đối với hầu hết chúng ta, mục đích là sự kiểm soát… như bệnh mạn tính khác” – TS. Coussens cho biết.
Trong 10 năm vừa qua bà Coussens đã có sự chuyển biến trong nhận thức: thay vì chữa khỏi, ung thư có thể được coi là bệnh mạn tính, tức là người bệnh sẽ “sống chung với lũ” nhưng đảm bảo được chất lượng cuộc sống, tương tự như bệnh tiểu đường hay bệnh tim mạch.
Tiến sỹ Lisa Coussens cho rằng biện pháp tốt nhất đối với ung thư là sống chung với nó. (Ảnh: estudiantesmedicina.com.ve)
Mục đích của điều trị ung thư của Tây y sẽ là kiểm soát bệnh với phương thức điều trị dựa trên nhu cầu cá nhân, và ngăn ngừa khối u xâm lấn hay di căn mà không hoàn toàn loại bỏ chúng.
Các phương pháp điều trị sẽ làm thu nhỏ khối u, bệnh nhân sẽ được nghỉ ngơi cho đến khi khối u phát triển trở lại và tiếp tục được điều trị. Tiến sỹ Coussens cho rằng với những đột phá hiện nay trong nghiên cứu ung thư, bệnh nhân sẽ sống cuộc sống tốt hơn trong khi bệnh vẫn còn đó.
“Đã có một sự công nhận rộng rãi, một sự nhận thức rộng rãi trong cộng đồng ung thư cả ở cấp độ nghiên cứu và cấp độ người cung cấp dịch vụ sức khỏe… đang thừa nhận rằng ung thư được điều trị như một bệnh mạn tính”, bà nói.
Theo Foxnew