Chào mừng Quý độc giả đến với Bản tin thế giới chiều Thứ Năm 26/4, chúng tôi xin tóm lược các sự kiện nổi bật trên thế giới hôm nay:

Điểm tin thế giới chiều 25/4: Lãnh đạo Đông Nam Á lên tiếng về sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông; Ấn Độ tham vọng trở thành nước xuất khẩu vũ khí - 0

Đông Nam Á lên tiếng về sự bành trướng của Trung Quốc tại BiểnĐông

Thứ Sáu (27/4) và thứ Bảy (28/4) tại Singapore – nước chủ trì Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 2018 – lãnh đạo 10 quốc gia ASEAN sẽ có cuộc họp nhằm xử trí các vấn đề khác nhau bao gồm thương mại, khủng bố và chủ nghĩa cực đoan, Triều Tiên, và các vấn đề chính trị và an ninh khác. Lãnh đạo ASEAN sẽ lên tiếng về việc Trung Quốc bành trướng các khu vực nhân tạo tại Biển Đông. 

Trung Quốc đã có những tuyên bố khác nhau tại Biển Đông – tuyến đường thủy chiến lược với 3 tỉ USD đến 5 tỉ USD giá trị thương mại đường biển hàng năm. 

Trung Quốc đã tạo ra 7 hòn đảo nhân tạo nhằm bước đệm tuyên bố việc gần như chủ quyền khu vực. Trung Quốc cũng đã trang bị các đường bay, hệ thống radar và các phương tiện liên lạc và các tiền đồn quân sự khác. 

Tháng 11/2017, dưới sự chủ trì của Philippines, ASEAN đã không phản ánh những lo ngại về sự cải tạo của Trung Quốc tại Biển Đông. Cùng tháng 11 năm đó, Philippines cũng chủ trì hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc. Tổng thống Phillipine Rodrigo Duterte, đã liên minh với Trung Quốc, với hứa hẹn nhận được hàng tỉ USD giúp đỡ xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia. Malina cũng đang tiến hành thăm dò dầu khí chung với Bắc Kinh tại Biển Đông. 

Điểm tin thế giới chiều 25/4: Lãnh đạo Đông Nam Á lên tiếng về sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông; Ấn Độ tham vọng trở thành nước xuất khẩu vũ khí - 1

Ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên bãi Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa, Biển Đông, chụp ngày 5/6/2012 (Ảnh: CSIS)

Thủ tướng Modi với tham vọng Ấn Độ trở thành ‘quốc gia xuất khẩu vũ khí’

Ấn Độ có ngân sách quốc phòng lớn thứ 5 thế giới, nhưng lại mua 60% vũ khí từ nước ngoài.

Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng  (DRDO) của Ấn Độ ra đời nhằm sản xuất vũ khí Ấn Độ, tuy nhiên với sự chậm trễ thường xuyên trong hoạt động đã khiến cho thiết bị trở nên lỗi thời và phải loại bỏ ra khỏi dây chuyền sản xuất. Hệ thống phòng thủ tên lửa đối không Akash là một ví dụ điển hình. DRDO đã dành khoảng 3 thập kỷ để phát triển vũ khí và kết thúc bằng một tên lửa thiếu công nghệ theo dõi mới nhất. Quân đội Ấn Độ trong năm 2016 đã cho biết sẽ không yêu cầu bổ sung thêm tên lửa Akash.

Theo dữ liệu từ Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Ấn Độ đã mua một nửa thiết bị quốc phòng của họ từ Vương quốc Anh. Khi hỗ trợ quân sự từ Anh và Hoa Kỳ mờ nhạt, New Delhi đã quay sang Nga – nguồn cung cấp phần lớn vũ khí cho Ấn Độ trong hơn 50 năm. Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới trong 10 năm qua và chi 3 tỉ USD tới 5 tỉ USD hàng năm cho các thiết bị từ Nga và các nơi khác, theo Nikkei.

Thủ tướng Modi đã có sự thúc đẩy công nghiệp nội địa theo chiến dịch “Make in India” kể từ khi nhậm chức năm 2014. Với mong muốn thu hút đầu tư và kiến thức trong lĩnh vực quân sự, ông đã nâng mức sở hửu nước ngoài cho các doanh nghiệp liên quan tới quốc phòng lên 49% trong năm 2014 thay vì 26% trước đó.

Điểm tin thế giới chiều 25/4: Lãnh đạo Đông Nam Á lên tiếng về sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông; Ấn Độ tham vọng trở thành nước xuất khẩu vũ khí - 2

Ấn Độ giới thiệu hệ thống tên lửa đối không Akash tại triển lãm DefExpo tại phía nam thành phố Chennai vào tháng 4/2018. (Ảnh: Yuji Kuronuma)

Tổng thống Donald Trump sẽ thăm chính thức Anh vào tháng Bảy

Sky News, The Guardian, và CNN đã đưa tin, trích dẫn các nguồn dấu tên cho biết Tổng thống Trump sẽ đến thăm Anh vào tháng Bảy, đánh dấu chuyến đi đầu tiên đến Anh kể từ khi ông trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Một thông báo chính thức dự kiến sẽ được công bố trong vài ngày tới. Chuyến thăm của ông Trump tới Anh lần đầu được đem ra bàn luận vào tháng Một năm ngoái, chỉ bảy ngày sau khi ông nhậm chức Tổng thống, khi đó Thủ tướng Anh Theresa May đã gửi ông lời mời tới thăm nước Anh, thường chỉ xảy ra vào nhiệm kỳ thứ hai của các đời Tổng thống Mỹ.

Nhưng kế hoạch cho một chuyến thăm cấp nhà nước đã bị hủy bỏ và trì hoãn nhiều lần, trong đó các nỗ lực của bà May để mời Tổng thống Trump đến Anh gặp nhiều trở ngại, vì ông không được yêu thích lắm ở Anh và có nhiều khả năng chuyến thăm bị đe dọa khủng bố. Các báo cáo về ý định thăm Vương Quốc Anh của ông Trump nổi lên sau chuyến thăm của ông tới Pháp, nơi ông đã phát triển mối quan hệ chặt chẽ với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Điểm tin thế giới chiều 25/4: Lãnh đạo Đông Nam Á lên tiếng về sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông; Ấn Độ tham vọng trở thành nước xuất khẩu vũ khí - 3

Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Theresa May. (Ảnh: Kevin Lamarque / Reuters)

Triều Tiên và Hàn Quốc lập biểu đồ phi hạt nhân hóa

Triều Tiên và Hàn Quốc hy vọng xác nhận một cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo và bắt đầu hướng tới một hiệp ước hòa bình tại Hội nghị thượng đỉnh lịch sử hôm thứ Sáu (27/4) và có thể tác động sâu sắc tới an ninh Đông Bắc Á.

Các quan chức cả 2 bên đã kiểm tra chung các cơ sở tại làng biên giới Panmunjom nơi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ gặp Kim Jong Un. Kim sẽ trở thành lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên băng qua biên giới vào Hàn Quốc đến khu vực phi quân sự.

Cả hai bên đều định vị Hội nghị thượng đỉnh này sẽ là bước chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Donald Trump theo dự kiến. Ông Moon có kế hoạch thảo luận kết quả của Hội nghị thượng đỉnh với ông Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Triều Tiên và Hàn Quốc duy trì văn phòng trong làng ngừng bắn và kết nối đường dây điện thoại trực tiếp.

Điểm tin thế giới chiều 25/4: Lãnh đạo Đông Nam Á lên tiếng về sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông; Ấn Độ tham vọng trở thành nước xuất khẩu vũ khí - 4

Ảnh: Nikkei

 

Nguồn: Triệu Hằng

DKN.TV




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC