Sự thống trị của Hoa Kỳ ở khu vực Thái Bình Dương giờ đã không còn nữa.
Trong một thời gian dài, các chuyên gia đã bàn luận nhiều về sự nhanh chóng trong việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc và gọi nó là "một cường quốc đang trỗi dậy".
Nhưng những phân tích này giờ có thể đã lỗi thời.
Trung Quốc không phải là một cường quốc đang trỗi dậy. Nó đã trỗi dậy rồi.
Và theo nhiều cách, nó đang thách thức Mỹ trên một số lĩnh vực quân sự.
Đây là kết luận của một báo cáo mới từ Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ tại Đại học Sydney ở Úc.
Báo cáo cảnh báo rằng chiến lược quốc phòng của Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương "đang ở bờ vực của một cuộc khủng hoảng chưa từng có" và Washington có thể sẽ chật vật để bảo vệ các đồng minh chống lại Trung Quốc.
"Nước Mỹ không còn có thể tận hưởng sự thống trị của quân đội mình ở Ấn Độ-Thái Bình Dương được nữa và khả năng duy trì cân bằng quyền lực mang lại thuận lợi cho Washington ngày càng trở nên không chắc chắn," báo cáo viết.
Báo cáo chỉ ra kho vũ khí tên lửa phi thường của Bắc Kinh có thể đe dọa các căn cứ quan trọng của Mỹ và các đồng minh. Những căn cứ này "có thể trở nên vô dụng bởi các cuộc tấn công chính xác chỉ trong những giờ đầu tiên của một cuộc xung đột".
Trung Quốc chưa phải là một siêu cường toàn cầu như Hoa Kỳ. Thật vậy, nên cũng nghi ngờ là liệu tham vọng quân sự của Bắc Kinh đã đến mức đó hay chưa nhưng điều này có thể thay đổi khi Trung Quốc đang dần phát triển một mạng lưới cảng và căn cứ ở nước ngoài.
Cho đến nay, phạm vi toàn cầu của Bắc Kinh vẫn phụ thuộc nhiều vào sức mạnh của nền kinh tế. Trung Quốc thiếu ý thức của ký gửi thông điệp ở ngoại bang, vốn đã giúp Mỹ thống trị toàn cầu vào thế kỷ 20.
Xét về quyền lực mềm, Trung Quốc yếu hơn so với Hoa Kỳ. Bắc Kinh không có những sản phẩm tương đương như những chiếc quần jean xanh, những bộ phim Hollywood hay những chiếc bánh mì burger để khuyến khích người dân trên toàn thể giới chia sẻ những giá trị cùng nó.
Theo nhiều chỉ số, một cú huých quân sự của Washington vẫn nặng ký hơn nhiều so với của Bắc Kinh. Kho vũ khí hạt nhân của Washington (và của Moscow) vẫn lớn hơn đáng kể so với Bắc Kinh.
Mỹ vẫn giữ được lợi thế về công nghệ trong các lĩnh vực quan trọng như thu thập thông tin tình báo; phòng thủ tên lửa đạn đạo; và các máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất. Hoa Kỳ cũng có thể dựa vào một mạng lưới liên minh ở châu Á và thông qua Nato ở châu Âu.
Trung Quốc không hề có một hệ thống liên minh nào như vậy. Nhưng Bắc Kinh đang nhanh chóng theo kịp công nghệ kỹ thuật của Washington.
Và điều quan trọng đối với Trung Quốc chính là châu Á hay nơi mà Trung Quốc nhìn nhận là cái sân sau của nó.
Nó có hai lợi thế chính - Trung Quốc ở trọng tâm và ở khoảng cách gần.
Có nghĩa là ở châu Á, Trung Quốc đã là một siêu cường để cạnh tranh với Mỹ rồi.
Trung Quốc đã nghiên cứu các khả năng và hoạt động tác chiến của Mỹ và đã đưa ra một chiến lược hiệu quả để đối phó với các nguồn sức mạnh quân sự truyền thống của Mỹ, nhất là các nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ, vốn là yếu tố trung tâm của khả năng điều động lực lượng quân sự của Washington.
Được mệnh danh là biện pháp "chống tiếp cận và chống xam nhập", Trung Quốc tập trung vào một loạt các hệ thống cảm biến và vũ khí mà họ hy vọng sẽ buộc các lực lượng Hoa Kỳ phải hoạt động càng xa bờ càng tốt.
Đây có thể xem là một tư thế phòng thủ. Nhưng các nhà phân tích ngày càng thấy khả năng của Trung Quốc cho phép họ nắm bắt sự chủ động, tự tin rằng họ có thể ngăn chặn và đối phó với bất kỳ phản ứng nào của Hoa Kỳ.
"Các hệ thống can thiệp chống đối đầu (counter-intervention) của Trung Quốc", nghiên cứu của Úc lưu ý, "sẽ làm suy yếu khả năng của Mỹ trong việc đưa lực lượng vào Ấn Độ-Thái Bình Dương, làm tăng nguy cơ Trung Quốc có thể sử dụng một lượng vũ lực hạn chế để giành chiến thắng trước khi Mỹ có thể đáp trả - thách thức sự đảm bảo an ninh của Mỹ. "
Mục tiêu của Trung Quốc là trong một thời kỳ khủng hoảng, không cho Hoa Kỳ tiếp cận khu vực "chuỗi đảo đầu tiên", nối từ đuôi Nhật Bản, băng qua Đài Loan và dọc theo sường tây của Philippines.
Hoặc Trung Quốc cũng có thể hạn chế bên ngoài tiếp cận vào "chuỗi đảo thứ hai", vốn có thể vươn xa tới tận căn cứ của Mỹ trên đảo Guam. Chiến lược tổng thể này có thể được củng cố bằng máy bay và tên lửa trên đất liền của Trung Quốc.
Tất nhiên, không phải là Lầu năm góc không biết gì về các thách thức của Trung Quốc. Sau nhiều thập kỷ chống chiến tranh du kích, quân đội Hoa Kỳ đang được tái cấu trúc và trang bị lại cho cuộc cạnh tranh quyền lực lớn khác lạ hơn. Trong Chiến tranh Lạnh, trọng tâm là Liên Xô. Ngày nay, phần lớn là Trung Quốc.
Tuy nhiên, báo cáo của Đại học Sydney đặt ra câu hỏi liệu Washington có đủ tập trung vào nhiệm vụ trong tay không. Họ nói rằng "tư duy siêu cường lỗi thời trong cơ sở chính sách đối ngoại (của Mỹ) có thể sẽ hạn chế khả năng của Washington trong việc siết chặt lại các cam kết toàn cầu hoặc thực hiện sự đánh đổi chiến lược cần thiết để thành công ở Ấn Độ-Thái Bình Dương."
Tiền đang đổ vào vũ khí và các nghiên cứu mới. Nhưng nhiệm vụ này rất lớn.
"Nước Mỹ có một lực lượng khủng khiếp nhưng chưa đủ sẵn sàng, chưa được trang bị hoặc bảo đảm cho sự cạnh tranh quyền lực lớn" và báo cáo này cảnh báo rằng việc ưu tiên hiện đại hóa đồng loạt "có thể sẽ vượt xa khả năng ngân sách của nó."
Đó là một tài liệu nghiêm túc được viết bởi một tổ chức có uy tín từ một trong những đồng minh thân cận nhất của Washington trong khu vực.
Trung Quốc rõ ràng cảm thấy rất quyền lực - điều này có thể thấy rõ từ tông giọng trong sách trắng quốc phòng Bắc Kinh mới được công bố gần đây.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã quyết định không chỉ đứng lên đối đầu với Tổng thống Trump trong cuộc chiến thương mại đang diễn ra mà còn có lập trường quyết đoán hơn nhiều về những vấn đề như các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong hay các yêu sách lâu dài của Trung Quốc đối với Đài Loan.
Một sự trỗi dậy quân sự để phù hợp với nền kinh tế đang phát triển của Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi. Nhưng một số nhà phân tích lo ngại rằng Tổng thống Trump đã làm cho tình huống trở nên tồi tệ hơn.
Nhiều người ở Mỹ cảm thấy đến lúc phải đứng lên đối phó với Trung Quốc về thương mại - nhưng cách mà Mỹ đang thực hiện khiến một số chuyên gia lo ngại rằng Washington rất có thể sẽ thua trong chính cuộc chiến này.
Nhìn chung, chính sách đối ngoại của Chính quyền Trump thường thiếu một khía cạnh chiến lược rõ ràng và thiên về những ý tưởng bất chợt như những dòng twitter của Tổng thống, gần đây nhất là ý tưởng kỳ lạ mong muốn muốn mua Greenland của ông Trump.
Ngược lại, Trung Quốc biết chính xác nơi họ muốn đi, nơi họ muốn đến với chiến lược và thiết bị trang bị đầy đủ. Xét về ý định và mục đích, thì rất có thể Bắc Kinh đã đến nơi rồi.
Nguồn: BBC