Thật sự có chuyện như thế sao?
Đúng vậy, đây là nội dung trong kế hoạch “Hạt giống tương lai” (Seeds for the future), khởi động kế hoạch này chính là công ty Huawei của Trung Quốc, một công ty gần đây đã trở thành tiêu điểm của thế giới vì Giám đốc Tài chính của công ty này là bà Mạnh Vãn Châu bị bắt tại Canada hôm 1/12.
Theo các tài liệu cho thấy, kế hoạch này do Huawei khởi xướng năm 2008, đây cũng là hoạt động mà Huawei đầu tư lớn nhất trên thế giới và sẽ tiếp tục đầu tư lâu dài. Kế hoạch này sẽ hướng đến sinh viên chính quy của các trường đại học trên thế giới, theo lời hoa mỹ từ Huawei, mục đích là “giúp đỡ bồi dưỡng nhân tài ICT (công nghệ thông tin) cho nước sở tại, thúc đẩy chuyển giao tri thức, nâng cao sự hiểu biết và hứng thú của mọi người đối với ngành ICT, đồng thời khuyến khích các nước và khu vực tham gia vào xây dựng cộng đồng làm việc kỹ thuật số.”
Kế hoạch này mỗi năm tổ chức một kỳ, mỗi nước sẽ tuyển chọn 10 – 15 sinh viên đại học ưu tú (điểm trung bình các môn trên 9 điểm, không quá 25 tuổi), qua nhiều tầng tuyển chọn sau đó sẽ được đến thăm Bắc Kinh và Thâm Quyến, tham quan Cố Cung, Vạn Lý Trường Thành, trải nghiệm sản phẩm của Huawei, học tiếng Trung, v.v.
Cách đây không lâu, tờ The Daily Telegraph tại Anh Quốc từng đưa tin, sinh viên Lawrie Cate học chuyên ngành Khoa học máy tính của Đại học Nottingham đã tham gia vào kế hoạch này của Huawei năm 2017, sinh viên này chia sẻ, nguồn vốn của kế hoạch này rất dồi dào, sắp xếp kế hoạch cũng rất tốt.
“Cách họ chiêu mộ… không phải là công ty công nghệ bình thường chi tiền chiêu mộ. Nhưng được vui chơi một tháng tại Trung Quốc, về cơ bản, các chi phí đều không phải chi trả, đó là điều rất hào phóng của Huawei.”
Hình ảnh bà Mạnh Vãn Châu đang thuyết trình về chiến lược phát triển toàn cầu của Huawei (Ảnh từ internet)
Dù Huawei không công bố chi phí chi trả cho mỗi sinh viên, nhưng theo tính toán, tiền vé máy bay khứ hồi, đi tàu xe, ăn ở, du lịch, v.v. của mỗi người cũng phải từ 10 nghìn đến 20 nghìn Đô la Mỹ.
Theo số liệu mà Huawei công bố, đến cuối năm 2017, hơn 30 nghìn sinh viên thuộc hơn 350 trường đại học tại 108 quốc gia và khu vực đã thu được nhiều lợi ích từ kế hoạch “Hạt giống tương lai” này, trong đó có 3600 sinh viên ưu tú đến từ nhiều nơi trên thế giới đã đến trụ sở chính của Huawei tham quan và học tập.
Không nghi ngờ gì, công ty Huawei không thiếu tiền, nhưng chắc chắn họ sẽ không làm thương vụ lỗ vốn, việc rải số tiền lớn ra toàn thế giới như vậy đã vượt xa khỏi hành vi của công ty sản xuất thiết bị viễn thông thông thường, mà giống như một kiểu mua chuộc và hối lộ, hơn nữa hành động này phải chăng là rất giống với việc rải tiền ra khắp thế giới mà Trung Quốc đang làm?! Chỉ có điều Huawei đã đặt mục tiêu và lớp thanh niên trẻ có thể sẽ thành chủ đạo tương lai của nhiều quốc gia.
Nhiều tài liệu công khai đã cho thấy, Huawei tuyệt đối không chỉ là một doanh nghiệp tư nhân như những gì thể hiện ra bên ngoài, thực tế là có bối cảnh liên quan đến quân đội và an ninh của Trung Quốc.
Việc công ty mở rộng thị trường ra toàn cầu là đang được thực hiện dưới sự chống đỡ của chính quyền Trung Quốc. Là một công ty công nghệ có bối cảnh không hề đơn giản như thế này, Huawei đã trở thành trợ thủ giúp đỡ chính quyền Trung Quốc giám sát người dân trong nước, ở nước ngoài cũng đã trở thành một trong những đầy tớ giúp Trung Quốc giám sát thế giới. Ngoài việc giúp đỡ đánh cắp công nghệ, phát triển thị trường mạng 5G với ý đồ nắm được thông tin quan trọng của các nước, sự hợp tác của Huawei với các đại học và bộ giáo dục của nhiều nước trên thế giới cũng không thể coi nhẹ. Kế hoạch “Hạt giống tương lai” chính là một trong những dự án hợp tác như vậy.
Thông qua kế hoạch “Hạt giống tương lai”, Huawei đã nắm được một phần sinh viên ưu tú nhất về phương diện công nghệ thông tin của nước sở tại, còn đối với sinh viên, ngoài việc đích thân cảm thấy Huawie “hiếu khách” ra, dưới sự mê hoặc bằng tiền lương cao của Huawei, chắc chắn sẽ có người lựa chọn làm việc cho Huawei sau khi tốt nghiệp, thậm chí còn giúp đỡ Huawei mở rộng nghiệp vụ tại quốc gia mình.
Điều không phải ở đây là khiến những thanh niên có năng lực, đem tài năng của mình cống hiến cho công ty đang giúp kẻ xấu làm điều ác, hơn nữa, vô hình chung lại đem những nhân tố ác ý của Trung Quốc vào quốc gia của chính mình, đây mới là dã tâm nham hiểm của Huawei và chính quyền Trung Quốc.
Nói chung Huawei chưa hài lòng với kế hoạch “Hạt giống tương lai”, nên họ còn hợp tác trong lĩnh vực công nghệ với nhiều đại học nổi tiếng của Anh Quốc, cùng xây dựng Học viện ICT, tức Học viện Công nghệ thông tin và internet Huawei (Huawei Authorized Information and Network Academy, HAINA).
Ngày 16/11/2018, tại Đại hội WorldSkills UK LIVE tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Quốc gia Birmingham (Anh), Huawei đã tổ chức lễ gắn biển Học viện ICT Huawei. Trong buổi lễ, 14 trường đại học và học viện tại Anh đã nhận được ủy quyền và chứng nhận của Học viện ICT Huawei, các trường này có cả Đại học Queen Mary London, Đại học Surrey, Học viện Công nghệ máy tính thuộc Đại học Longbia, Đại học Birmingham City, v.v. Điều này có nghĩa là, những sinh viên đại học ở các nước phương Tây, một khi thi được chứng chỉ của Huawei, sẽ không khó để tìm được một công việc tại Huawei, còn tính chất công việc giống như đã nói ở trên.
Ngoài kế hoạch này ra, Huawei còn đầu tư mạnh vào trường đại học hàng đầu tại các nước Âu, Mỹ, giúp đỡ các trường này nghiên cứu công nghệ mũi nhọn, và người thu được lợi ích lớn nhất chính là Huawei.
Ví dụ như tại Anh, theo tờ The Daily Telegraph đưa tin, trong 5 năm qua, Huawei đã có quan hệ hợp tác với hơn 20 trường đại học tại vương quốc này, Huawei còn giúp đỡ đầu tư để nghiên cứu hàng loạt các công nghệ quan trọng. Như năm 2017, Huawei và Đại học Edinburgh đã ký một cam kết hợp tác, cùng nghiên cứu về tiềm lực hệ thống robot trí tuệ nhân tạo trong mạng 5G. Huawei còn đầu tư hơn 1 triệu Bảng Anh vào Phòng thí nghiệm máy tính của Đại học Cambridge, và hỗ trợ một dự án của Đại học Manchester để phát triển graphene. Năm nay, Huawei còn cho biết sẽ đầu tư hơn 6 triệu Bảng Anh vào các trường đại học nổi tiếng tại Anh Quốc như Đại học Cambridge, Đại học Oxford, Đại học Manchester.
Cho đến hiện tại, Huawei đã triển khai hợp tác với 17 trường đại học tại Đức như Đại học Công nghệ Aachen, Đại học Humboldt Berlin, Đại học Kỹ thuật Munich. Huawei còn đặt trụ sở ở châu Âu tại Đức, bởi vì Đức có ưu thế rõ ràng về phương diện tài sản tri thức, nhà sáng tạo (chỉ số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ sáng tạo trong sản xuất và kinh doanh). Huawei có khoảng 1700 nhân viên tại Đức, chủ yếu tập trung tại bang Nordrhein-Westfalen.
Đối với việc làm của Huawei, Giáo sư Anthony Glees thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh và Tình báo Anh Quốc cho biết:
“Nguồn vốn của Trung Quốc trong các trường đại học tại Anh Quốc thúc đẩy nghiên cứu lĩnh vực điện tử. Điều này đã tạo thành vấn đề về an ninh quốc gia.” , “Đây là hành động công nghiệp quân sự, đây không chỉ là một công ty hy vọng tài trợ cho nghiên cứu hướng tới tương lai đơn thuần. Người ta không hiểu, những điều này có ý nghĩa quân sự, chính trị và công nghiệp”, kế hoạch “Hạt giống tương lai” chắc chắn là một chiến thuật kinh điển của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Điều đáng chú ý là, kế hoạch “Hạt giống tương lai” của Huawei khởi động vào năm 2008, cũng trong năm này, chính quyền Trung Quốc triển khai kế hoạch thu hút nhân tài cấp cao gốc Hoa có tên “Kế hoạch 100 nhân tài”. Hiện tại, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đang tiến hành điều tra đối với những người Hoa tham gia vào kế hoạch “1000 nhân tài này” cũng như giữ thái độ cảnh giác. Tuy nhiên, đối với kế hoạch “Hạt giống tương lai” của Huawei và quan hệ hợp tác với các trường đại học của các nước, thế giới nên chăng cũng cần cảnh giác?
(Bài viết thể hiện quan điểm và lập trường của cá nhân tác giả)
Blog Chu Hiểu Huy
Nguồn: Tri thức Việt Nam