Cụ thể, hai quốc gia đồng minh Hoa Kỳ – Australia đang hợp tác để phát triển căn cứ hải quân Lombrum trên Đảo Manus, thuộc quốc đảo Papua New Guinea ở nam Thái Bình Dương.
Đó là một câu chuyện được công bố cuối tuần trước trên tờ The Guardian. Cơ sở này là một phần nỗ lực của hai nước nhằm giữ tự do cho các tuyến đường thủy trên Biển Đông. Tháng 9 năm ngoái, hai nước đã thực hiện các cuộc tập trận hải quân trong khu vực, mặc dù các tàu của Úc né tránh các khu vực tranh chấp.
Động thái gần đây của Mỹ và Úc được đưa ra khi các nhà lãnh đạo châu Á tập trung ở Papua New Guinea để tìm cách thúc đẩy hợp tác trong khu vực. Theo Forbes, nhà chiến lược toàn cầu Jeffrey Borda cho biết: “Động thái của Mỹ không có gì đáng ngạc nhiên. Trung Quốc thì có lợi ích quân sự của Trung Quốc ở Vanuatu (quốc đảo ở nam Thái Bình Dương). ASEAN thì thiếu tầm nhìn gắn kết. Hoa Kỳ thì cần giữ tuyến lưu thông phía nam của Biển Đông.”
Tàu sân bay USS Kitty Hawk của Mỹ nhận nhiên liệu từ tàu cấp dầu của Hải quân Hoàng gia Úc trong một cuộc tập trận chung. Hai quốc gia đồng minh đang tăng cường chống lại tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông (Ảnh: Hải quân Hoa Kỳ)
Nhưng một căn cứ hải quân khả năng là không đủ để chống lại chiến lược của Trung Quốc nhằm kiểm soát tuyến đường thủy phía nam Biển Đông.
“Nếu Mỹ muốn kiểm soát sự mở rộng của Trung Quốc, tư thế phòng thủ chỉ là một vế của phương trình”, ông Borda nói thêm. “Chiến lược của Trung Quốc là dài hạn và tập trung không kém vào việc sử dụng đầu tư và thương mại như một công cụ phóng ra quyền lực”.
Trong khi Mỹ và Úc đang cố gắng chống lại tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông, Tổng thống Rodrigo Duterte đang từ bỏ cố gắng của các chính quyền tiền nhiệm, khi ông nói rằng Biển Đông thuộc sở hữu của Trung Quốc và kêu gọi Mỹ và các nước khác chấp nhận điều đó.
Ông Duterte đã từ bỏ mối quan hệ đồng minh hàng thập kỷ với Hoa Kỳ, sau khi bị Mỹ và phương Tây chỉ trích về vấn đề nhân quyền xoay quanh cuộc càn quét ma túy khiến hàng nghìn người bị giết ngoài vòng pháp luật.
Ông Duterte cũng phớt lờ phán quyết về Biển Đông của tòa án quốc tế La Hay, một chiến thắng theo đơn kiện của Philippines mà Mỹ hậu thuẫn, theo đó cơ sở pháp lý cho tuyên bố chủ quyền đường 9 đoạn của Trung Quốc bị bác bỏ.
Nguồn: Thu Phương
DKN.tv