Một ngư dân Indonesia khẳng định đã nhìn thấy chiếc MH370 lao xuống biển như một con diều hỏng và cho biết có thể xác định chính xác vị trí này.

Rusli Khusmin, 42 tuổi nói ông và các thuyền viên khác đã tận máy chứng kiến vụ rơi máy bay vào ngày 8/3/2014 và ghi lại tọa độ nơi chiếc phi cơ gặp nạn trên một thiết bị GPS.

Ngư dân Khusmin cho biết chiếc máy bay đã phụt bốc khói đen rồi lao xuống vùng biển Sumatra giữa Malaysia và Indonesia.

42 1 Ngu Dan Indonesia Khang Dinh Tan Mat Thay Mh370 Lao Xuong Bien Va Tiet Lo Bang Chung

Ông Khusmin khẳng định đã ghi lại vị trí chiếc máy bay rơi bằng một thiết bị GPS. (Ảnh: Getty)

"Tôi thấy chiếc máy nghiêng từ trái qua phải như một chiếc diều hỏng. Không có tiếng ồn, chỉ có đám khói bốc lên sau vụ cháy trước khi chiếc máy bay lao xuống nước", ông này cho hay, nói thêm rằng có một mùi khói axit nồng nặc trong không khí trước khi máy bay rơi.

Khusmin tiết lộ đã bàn giao các bằng chứng liên tới cho CASSA, một tổ chức phi chính phủ của Malasyia. Tiến sĩ Jacob George, Chủ tịc CASSA cho biết ông sẽ chính thức chuyển bằng chứng này tới Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad.

Hiện vẫn chưa rõ vì sao ông Khusmin phải đợi tới gần 5 năm sau khi chiếc máy bay mất tích mới kể lại câu chuyện mà mình chứng kiến.

Giới chức Malaysia chưa bình luận về thông tin mới này.

42 2 Ngu Dan Indonesia Khang Dinh Tan Mat Thay Mh370 Lao Xuong Bien Va Tiet Lo Bang Chung

Vị trí ông Khusmin khẳng định là nơi Mh370 rơi. (Ảnh: Daily Mail)

Ngày 8/3/2014, chiếc Boeing 777 mang số hiệu MH370 từ Kuala Lumpur, Malaysia cất cánh đi Bắc Kinh, Trung Quốc chở theo 239 người.

Theo dữ liệu radar quân sự thu được, máy bay lệch khỏi tuyến đường dự kiến khoảng 2 giờ sau khi cất cánh, trong khi không có ghi chép nào về thời tiết xấu hoặc các cuộc gọi đáng lo ngại. Tín hiệu vệ tinh tự động cuối cùng được phát đi lúc 8h sáng. Tín hiệu này được tiếp nhận nhưng không có thông tin về vị trí máy bay.

Trong những ngày đầu sau khi MH370 mất tích, các nhà tìm kiếm đã sử dụng dữ liệu vệ tinh để phân tích các giao tiếp điện tử tự động giữa máy bay và phần cứng quỹ đạo. Chính quyền Australia dựa vào đó đã khoanh vùng một khu vực gọi là vòng cung thứ 7 ở Ấn Độ Dương để tìm kiếm chiếc máy bay mất tích.

Khu vực này sau đó được mở rộng ra 120.000 km2, tuy nhiên không tìm được bất cứ dấu vết nào của chiếc Boeing 777-200.

 

Nguồn: VTC




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC