Tại sao Mỹ sẵn sàng bảo vệ quần đảo Senkaku?
"Bộ trưởng Quốc phòng Austin xác nhận rằng Điều 5 của Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật bao trùm quần đảo Senkaku và Mỹ phản đối bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Hoa Đông", - Lầu Năm Góc cho biết trong một tuyên bố.
Điều khoản này của hiệp ước ngụ ý rằng Hoa Kỳ và Nhật Bản phải cùng nhau tự vệ trước mối đe dọa vũ trang từ một trong các quốc gia.
Các bên cũng thảo luận về việc tái triển khai các lực lượng Mỹ tại Nhật Bản và vấn đề CHDCND Triều Tiên.
Cả hai bộ trưởng "nhất trí rằng các nước của họ cần đóng vai trò trung tâm trong việc tăng cường hợp tác của các đối tác khác nhau trong và ngoài khu vực để duy trì và củng cố một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở." Hai bên cũng tái khẳng định ý định tiếp tục hợp tác để giải quyết các vấn đề về CHDCND Triều Tiên, như loại bỏ hoàn toàn vũ khí hủy diệt hàng loạt và tên lửa đạn đạo ở tất cả các loại tầm bay.
Kishi và Austin, những người đã nhận được lời chúc mừng từ đồng nghiệp Nhật Bản về việc ông được bổ nhiệm làm người đứng đầu Lầu Năm Góc, đã đồng ý gặp mặt trực tiếp "càng sớm càng tốt, có tính đến tình hình lây lan của coronavirus."
Tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản
Quần đảo Senkaku (tên tiếng Trung là quần đảo Điếu Ngư) là đối tượng tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Nhật Bản tuyên bố đã chiếm đóng những hòn đảo này từ năm 1895, trong khi Bắc Kinh tuyên bố rằng trên bản đồ Nhật Bản năm 1783 và 1785, Điếu Ngư được chỉ định là lãnh thổ Trung Quốc
Nguồn: SPUTNIK