Kể từ năm 2013, khi Trung Quốc đưa ra chính sách về kế hoạch “Một vành đai, Một con đường”, chỉ chưa đến 6 năm, những tiếng nói phản đối bắt đầu từ những nước từng đồng ý tham gia đã lan ra toàn thế giới. Rốt cuộc chính sách này tồn tại những vấn đề gì?

Chuyên gia về rủi ro: Làm cho các nước gặp khó khăn về tài chính rơi vào bẫy

Theo CNBC đưa tin, tại một hội nghị đầu tư châu Á được tổ chức tại Hồng Kông, ông Karim Raslan – người sáng lập Công ty Tư vấn rủi ro chính trị KRA Group nói thẳng, “‘Một vành đai, Một con đường’ có liên quan đến mục tiêu chiến lược của Trung Quốc, và không có quan hệ đến các nước tham gia. Nhiều nước tham gia đã bị lừa, vì lợi ích của chính mình, nên họ buộc phải thỏa hiệp nhiều hơn nữa với Trung Quốc.”

Vậy “Một vành đai, Một con đường” là gì?

Từ góc độ vĩ mô mà nói, đây là một kế hoạch đầu tư được chính phủ Trung Quốc đưa ra, mục tiêu nằm ở việc xây dựng một “mạng lưới cơ sở hạ tầng” lấy Trung Quốc làm trung tâm, xây dựng cơ sở hạ tầng tại hơn 60 nước châu Á, châu Âu, châu Phi như đường sắt, bến cảng, v.v. đồng thời liên kết chúng với Trung Quốc.

42 1 Nhieu Nuoc Da Bi Lua Boi Vanh Dai Va Con Duong Cua Trung Quoc

Tuy nhiên, năm 2017, vì Sri Lanka không thể trả nợ cho Trung Quốc nên đã phải bàn giao cảng hàng hải Hambantota cho Trung Quốc trong 99 năm, từ đó, cộng đồng quốc tế ý thức được rằng kế hoạch “Một vành đai, Một con đường” này của Trung Quốc không những ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và chủ quyền quốc gia của nước tham gia vào, mà còn mang theo cả bóng dáng của chính sách “thuộc địa” trong quá khứ.

Karim Raslan phê bình rằng, từ bề mặt nhất mà nhìn, “Một vành đai, Một con đường” là một cái “bẫy nợ”, Trung Quốc dùng vốn đối với bản thân họ mà nói là rất nhỏ, xây dựng một số cơ sở hạ tầng tại địa phương nhưng không quá cấp thiết, và thông qua nợ để kiểm soát, từ đó có thể có được dự án thậm chí là đất đai của nước tham dự kế hoạch này. Ông kêu gọi, quốc tế cần tập trung vào triển vọng phát triển của Ấn Độ, “quốc gia này có 1,3 tỉ người và có kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, tương lai sẽ cần nhập khẩu nhiều thứ.”

Chuyên gia kinh tế: Để giải quyết vấn đề sản xuất dư thừa của Trung Quốc

Hôm 28/3, ông Nhan Khánh Chương – Cựu Bộ trưởng Tài chính Đài Loan, Giáo sư Đại học Đông Ngô (Soochow University) Đài Loan cũng đã tổ chức một buổi diễn thuyết chuyên đề, phân tích về ảnh hưởng của “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc đối với tình hình kinh tế toàn cầu. Ông chỉ ra, không khó để quan sát được, có rất nhiều người từng đồng ý nước tham gia “Một vành đai, Một con đường” cùng với sự luân phiên đảng chấp chính, họ đều yêu cầu thẩm định lại, thậm chí gác lại hoặc hủy bỏ kế hoạch này. Trong đó có một ví dụ khá điển hình đó là tân Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, sau khi nhậm chức ông liền đã đến Bắc Kinh và kêu gọi dừng dự án Đường sắt cao tốc Kuala Lumpur–Singapore.

Ông Nham Khánh Chương chỉ ra, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã tác động đến kinh tế Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc đã phải chọn các biện pháp nới lỏng chính sách, xây dựng ồ ạt các cơ sở hạ tầng, khuyến khích doanh nghiệp mở rộng, từ đó dẫn đến năng lực sản xuất dư thừa. Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc mới đưa ra kế hoạch “Một vành đai, Một con đường”, xuất khẩu dịch vụ xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sắt cao tốc ra nước ngoài.

42 2 Nhieu Nuoc Da Bi Lua Boi Vanh Dai Va Con Duong Cua Trung Quoc

Ông Karim Raslan – người sáng lập KRA Group (Ảnh từ Flicker)

Cho vay nợ, xây dựng cơ sở hạ tầng và tham ô tham nhũng đều được đưa vào nước tham gia

Mặc dù kế hoạch này xem ra có vẻ không có gì không thỏa đáng, nhưng Trung Quốc lại đặc biệt lựa chọn những nước mà các tổ chức tài chính quốc tế không muốn cho vay thêm tiền, những nước mà có nền tài chính yếu, để cung cấp khoản vốn khổng lồ cho họ, đồng thời xây dựng các cơ sở hạ tầng cỡ lớn nhưng chưa cần thiết. “Các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) đã chỉ ra, hiện có 70 nước liên quan đến “Một vành đai, Một con đường”, nhưng đã có 23 nước rơi vào khủng hoảng nợ, trong đó có 8 nước: Pakistan, Djibouti, Maldives, Lào, Mông Cổ, Montenegro, Tajikistan, Kyrgyzstan đã trở thành con nợ có rủi ro cao.”

Lấy Djibouti làm ví dụ, một quốc gia nghèo nhưng nắm giữ vị trí chiến lược quan trọng trên Biển Đỏ.

Dân số chỉ có khoảng 810 nghìn người, GDP chỉ đạt 3,3 tỉ USD, nhưng Trung Quốc lại cung cấp khoản vốn khổng lồ lên đến 1,9 tỉ USD, khiến cho đất nước này không có khả năng trả nợ, và bị buộc phải chuyển nhượng quyền kinh doanh cảng biển. Năm 2017, Trung Quốc tiến thêm bước nữa xây dựng căn cứ quân sự, phái quân đội và máy bay chiến đấu đến đóng quân tại đây.

Điều khiến quốc tế lo lắng là, chính phủ những nước này thường bị phát hiện là có quan hệ lợi ích qua lại với Trung Quốc, thậm chí trực tiếp hối lộ. Ví dụ như cựu Thủ tướng Malaysia – Najib Razak, cựu Tổng thống Maldives – Abdulla Yameen, đều đang bị điều tra về tội tham ô liên quan đến Trung Quốc.

42 3 Nhieu Nuoc Da Bi Lua Boi Vanh Dai Va Con Duong Cua Trung Quoc

Tiếng nói phản đối của quốc tế ngày càng nhiều

Năm 2015, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản, Australia đã đưa ra “Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” nhằm đối kháng với “Một vành đai, Một con đường của Trung Quốc”; chính phủ Bắc Kinh đến nay đã tiêu tốn ít nhất 700 tỉ USD vào “Một vành đai, Một con đường”; năm 2017, tỉ lệ nợ đã tăng lên đến 257%, cũng đã khiến cho người dân Trung Quốc nghi ngờ vì sao không dùng khoản tiền khổng lồ này để cải thiện đời sống của người dân trong nước.

Nước Ý là một nước thuộc Liên minh châu Âu nhưng lại không quan tâm đến sự phản đối của liên minh này, và đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác “Một vành đai, Một con đường” với Trung Quốc, khiến cho cộng đồng quốc tế có nhiều bàn tán. Tuy nhiên, trên thực tế, từ sau cuộc bầu cử năm ngoái, chính phủ nước Ý vẫn thuộc trạng thái “chính phủ liên hợp”. Theo tờ New York Times chỉ ra, hiện sự chia rẽ giữa hai đảng phái trong chính phủ Ý đã rất lớn, điều này cho thấy, bất cứ sự biến động nào về chính trị, đều có khả năng ảnh hưởng đến hiệu lực của bản ghi nhớ này.

 

Nguồn: Trí Đạt

Tri thức Việt Nam




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC