Điện thoại thành phẩm của hai công ty này không có chỗ đứng tại Mỹ, nhưng họ lại tìm cách thâm nhập vào quốc gia này thông qua việc cung cấp linh phụ kiện cho các nhà sản xuất Mỹ. Thông qua các cách xâm nhập này, Huawei và ZTE đang là mối đe dọa rõ ràng cho an ninh Mỹ.
ZTE là gã khổng lồ về viễn thông của Trung Quốc và là một trong những nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Họ sản xuất điện thoại di động và các chi tiết hàng hoá cho nhiều nhà sản xuất Mỹ. Họ có mối liên hệ với trên 150 công ty điện thoại không dây tại 60 nước.
Huawei là một công ty công nghệ Trung Quốc đặt trụ sở ở Thâm Quyến, họ bán điện thoại thông minh và thiết bị viễn thông khắp thế giới. Đầu năm nay, họ trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới, sau Samsung.
Người Mỹ đều nên lo lắng về cả hai công ty viễn thông Trung Quốc này.
Ngay tại Mỹ, trong năm 2018, ZTE là hãng bán điện thoại di động lớn thứ tư và đứng thứ hai trong việc bán điện thoại trả trước. ZTE có trụ sở khắp thế giới và đang tự xâm lấn với một hệ thống mạng toàn cầu lệ thuộc vào các sản phẩm của họ. Hiện nay họ có khoảng 75.000 người làm công khắp thế giới.
Năm 2017, ZTE thừa nhận đã vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran và Bắc Hàn, không cho phép bán công nghệ Mỹ cho những nước này (điện thoại thông minh của ZTE dùng công nghệ sản xuất tại Mỹ). Phía Mỹ đã phạt ZTE 1,2 tỷ USD và sau đó, cấm các công ty công nghệ Mỹ bán sản phẩm của họ cho ZTE trong bảy năm.
Sau việc áp đặt lệnh phạt và cấm của Mỹ, Chủ tịch nước Trung Quốc đã đích thân yêu cầu Mỹ cho phép ZTE trở lại thị trường Mỹ. Tháng Sáu 2018, ZTE đã ký một thỏa thuận với Bộ Thương mại Mỹ về “nguyên tắc” sẽ chấm dứt lệnh cấm với các nhà cung cấp Mỹ, nhưng chi tiết về thỏa thuận vẫn chưa được hoàn thiện.
Người ta cho rằng hiện nay ZTE đang giúp Venezuela xây dựng một hệ thống tương tự với hệ thống mà ZTE đã xây dựng ở Trung Quốc để kiểm soát “tư cách” công dân thông qua viễn thông.
Một đoàn đại biểu Venezuela được gửi tới trụ sở chính của ZTE ở Trung Quốc để học cách ZTE sản xuất “thẻ thông minh” cho chính phủ Trung Quốc để kiểm tra thái độ chính trị, xã hội và kinh tế của công dân Trung Quốc, để họ có thể áp dụng ở Venezuela.
Giữa nguồn tin rắc rối này về ZTE, Mạnh Vãn Châu – Giám đốc Tài chính của Huawei bị bắt hồi đầu tháng ở Canada, với tội danh là Huawei đã buôn bán với Iran, vi pham các lệnh cấm vận của Mỹ và cố che đậy điều này.
Cũng giống ZTE, Huawei đang tìm cách kiểm soát và tiếp cận thế giới nhiều hơn mà đặc biệt là ở Mỹ. Không có một thị trường thực tế nào ở Mỹ cho điện thoại thương hiệu Trung Quốc, vì thế phương cách gần tốt nhất là các công ty Trung Quốc tự tích hợp vào càng nhiều sản phẩm viễn thông của Mỹ càng tốt, làm các nhà sản xuất Mỹ trở nên phụ thuộc vào các linh kiện Trung Quốc.
Một khi ZTE và Huawei gắn được chính họ vào mạng lưới viễn thông toàn cầu, cánh cửa cho họ sử dụng thiết bị của họ để do thám tất cả chúng ta sẽ mở ra. Thực tế những công ty này có khả năng biến một điện thoại di động thành công cụ giám sát và gián điệp, và nước Mỹ đối diện với hiểm họa to lớn từ điều này.
Nước Mỹ phải luôn luôn chú ý bảo vệ các công ty và công dân Mỹ khỏi sự lệ thuộc và bị theo dõi bởi các nhân tố không thân thiện nước ngoài.
Nước Mỹ đang chú ý. Người Mỹ biết là ZTE và Huawei đã vi phạm lệnh trừng phạt chính thức, và người Mỹ biết rằng các công ty Trung Quốc có khả năng thực hiện và tiếp tục vi phạm các chuẩn mực và thực tiễn ở mức cao nhất và các luật về bảo vệ sự riêng tư và hoạt động gián điệp ở mức tệ hại nhất. Cả hai đều là mối nguy rõ ràng và hiển nhiên đối với an ninh quốc gia của nước Mỹ.
Hiện nay, nước Mỹ không nên cho phép bất cứ một sản phẩm viễn thông nào có chứa các thiết bị hoặc linh kiện của ZTE hay Huawei được bán hay được sử dụng ở Mỹ .
Tác giả: Bradley A. Blakeman
Bradley A. Blakeman là một nhân vật chính tại nhóm tư vấn 1600, và là giáo sư về chính sách công và các vấn đề quốc tế tại Đại học Georgetown, nguyên thành viên nhóm làm việc cấp cao của Tổng thống George W. Bush và cựu chủ tịch Freedom Watch.
Dung Lê biên dịch
Nguồn: Tri thức Việt Nam