Trong bối cảnh FBI tăng cường giám sát nhằm xử lý mối đe dọa gián điệp Trung Quốc, Bắc Kinh đang thu hẹp “Kế hoạch Ngàn Nhân tài”, một sáng kiến đầy tham vọng nhằm lôi kéo các chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại Trung Quốc hàng năm.

Tờ The Epoch Times cho hay, các quan chức Mỹ có mối quan ngại đặc biệt đối với Kế hoạch Ngàn Nhân tài, một chương trình tuyển dụng của nhà nước Trung Quốc, còn được biết đến như là “Chương trình Tuyển dụng Chuyên gia Toàn cầu”.

Được chính quyền Trung Quốc lập ra vào tháng 12/2008, nhằm lôi kéo các nhà nghiên cứu và các giáo sư đại học về Trung Quốc, kế hoạch này đã bị Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ, coi là một phương tiện tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ từ Mỹ vào Trung Quốc.

Kể từ khi lập ra, Kế hoạch Ngàn Nhân tài đã tuyển dụng khoảng 8.000 người. Nhưng gần đây, chính quyền Trung Quốc đã chỉ thị xóa bỏ các thông tin liên quan đến chương trình, bao gồm cả việc dỡ bỏ trang web tiếng Trung của chương trình.

42 1 Trung Quoc Dang Rut Vao Bi Mat Nhung Hoat Dong Tuyen Dung Nhan Tai Nuoc Ngoai

Sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp từ các trường đại học Anh tham gia Ngày hội việc làm LSE Bắc Kinh ngày 3/9/2012. (Ảnh: Mark Ralston / AFP / GettyImages)

Một bức ảnh chụp màn hình các thông tin lan truyền trên trang mạng xã hội ‘Wechat’ của Trung Quốc, cho thấy Bộ giáo dục Trung Quốc đã ban hành một thông báo khẩn cấp, yêu cầu tất cả các trường cao đẳng và đại học ở Trung Quốc xóa bỏ tất cả thông tin về Kế hoạch Ngàn Nhân tài, đảm bảo không có thông tin nào liên quan đến kế hoạch trên vẫn còn trên trang web của họ.

Ngày 4/10, một bức ảnh chụp màn hình khác, cho thấy một lá thư, được ký bởi “Nhóm Đánh giá Thanh niên Kế hoạch Ngàn Nhân tài”, trả lời một cơ sở tuyển dụng vào ngày 29/9, trong đó nhấn mạnh các cơ sở tuyển dụng ở Trung Quốc phải bảo vệ sự an toàn cho những tài năng ở nước ngoài.

Ví dụ như, khi thông báo cho các ứng cử viên về các cuộc phỏng vấn sắp tới, các nhà tuyển dụng không được sử dụng email. Thay vào đó, họ phải chọn phương tiện điện thoại hoặc fax.

Các biện pháp mới dường như được thiết kế để tránh thu hút sự chú ý của các cơ quan an ninh nước ngoài, như FBI. Các nhà tuyển dụng cũng được ra lệnh thay thế ngôn từ về phỏng vấn tuyển dụng, bằng những chủ đề ‘thân thiện’, chẳng hạn như tham gia hội thảo hay diễn đàn khoa học, và những thứ tương tự.

Chỉ thị của Bắc Kinh cũng yêu cầu các nhà tuyển dụng, không được sử dụng thuật ngữ “Kế hoạch Ngàn Nhân tài”.

Phát biểu với tờ Epoch Times (tiếng Trung), giáo sư Tạ Điền (Xie Tian), thuộc Học viện Aiken, Đại học South Carolina, cho rằng:

“Kế hoạch Ngàn Nhân tài không phải là cách tuyển dụng nhân tài bình thường, chẳng hạn như sử dụng lương cao để thu hút nhân tài, trở lại Trung Quốc. Các yêu cầu của chương trình là rất lạ thường, trong đó các ứng cử viên sẽ làm việc một vài tháng ở Trung Quốc mỗi năm, trong khi vẫn duy trì công việc tại các nước khác. Trên thực tế, đó là công việc xuyên quốc gia”.

Theo giáo sư Tạ Điền, trong khi các nước như Mỹ, cũng có những sắp xếp công việc xuyên quốc gia như vậy, trong đó các chi tiết thường được cả 2 bên chấp thuận, thì đối với Trung Quốc, các chuyên gia nước ngoài thường duy trì mối ‘quan hệ’ chặt chẽ với Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và có kế hoạch chuyển các số liệu công nghệ Mỹ mà họ lấy được, về Trung Quốc.

Vào tháng 4/2018, Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ đưa ra một bản phân tích, mô tả Kế hoạch Ngàn Nhân tài là “chương trình nhân tài hàng đầu của Trung Quốc, và có lẽ là chương trình được Bắc Kinh tài trợ nhiều nhất”.

Hội đồng đã nêu lên những quan ngại về mục đích không được quảng bá của chương trình: “tạo điều kiện cho việc chuyển giao hợp pháp và bất hợp pháp công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ và bí quyết của Mỹ, sang Trung Quốc”.

Tháng 8/2018, FBI tổ chức một cuộc họp, chưa từng có tiền lệ, với các nhà lãnh đạo hàng đầu của các cơ sở giáo dục và y tế địa phương ở tiểu bang Texas, trong đó cảnh báo về các mối đe dọa nước ngoài đối với các tổ chức nghiên cứu và các trường đại học.

Ngày 13/9, Nghị sỹ Francis Rooney (tiểu bang Florida), giới thiệu Đạo luật Ngăn chặn Đánh cắp và Gián điệp Đại học (SHEET) 2018, nhằm chống lại các cơ quan tình báo nước ngoài sử dụng các chương trình trao đổi đại học, để lấy cắp công nghệ, tuyển dụng nhân viên và tuyên truyền.

42 2 Trung Quoc Dang Rut Vao Bi Mat Nhung Hoat Dong Tuyen Dung Nhan Tai Nuoc NgoaiNghị sỹ Francis Rooney (Ảnh: Florida Daily)

“Trung Quốc sử dụng nhiều phương pháp để ăn cắp công nghệ từ Mỹ”, Nghị sỹ Rooney nhận định.

Nghị sỹ Rooney nói, một trong những thí dụ như vậy là các Viện Khổng Tử, chúng giúp cho:

“ĐCSTQ thâm nhập vào các trường đại học Mỹ để khai thác môi trường nghiên cứu và phát triển cởi mở, tuyên truyền sâu rộng và tuyển dụng đặc vụ. Mối đe dọa này đối với an ninh quốc gia của chúng ta, phải được xem xét nghiêm túc”.

42 3 Trung Quoc Dang Rut Vao Bi Mat Nhung Hoat Dong Tuyen Dung Nhan Tai Nuoc NgoaiNgười dân Canada biểu tình phản đối Viện Khổng Tử của Trung Quốc (Ảnh: REUTERS)

Nghị sỹ Rooney cho rằng: “Đạo luật SHEET sẽ cho phép FBI chỉ rõ các mối đe dọa tình báo nước ngoài đối với giáo dục đại học, bao gồm các giáo sư và sinh viên liên quan đến Kế hoạch Ngàn Nhân tài. Thẩm quyền này của FBI là cần thiết để ngăn chặn Trung Quốc đánh cắp công nghệ của Mỹ”.

Nguồn: dkn.tv




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC