Dự án mang tên Tianhe (nghĩa là Dòng sông trên trời) được các nhà khoa học công bố tại Triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2018 (Zhuhai Airshow 2018).
Giới chức Trung Quốc hy vọng, dự án sẽ đi vào hoạt động trong 4 năm nữa, và giúp di chuyển hơi nước từ miền Tây (có độ ẩm không khí cao) sang miền Đông – nơi vốn khô hạn hơn.
Theo các hãng truyền thông nước này, 6 vệ tinh nhân tạo sẽ trở thành hành lang không khí để các đám mây có thể di chuyển. Như vậy, các đám có thể được di chuyển từ nơi này sang nơi khác với khoảng cách lên tới hàng nghìn km và tạo mưa ở những nơi mong muốn.
Các vệ tinh Tianhe-1 sẽ dò tìm nước trong không khí và di chuyển nước tới vùng Tam Giang Viên, tỉnh Thanh Hải. Hãng tin Yicai Global cho biết, dự án dự kiến đi vào hoạt động năm 2022, nhưng 2 vệ tinh đầu tiên sẽ được đưa vào không gian trước đó 2 năm.
Các nhà khoa học Trung Quốc khá tự tin về khả năng thành công của dự án và khẳng định, có thể điều khiển hơi nước di chuyển theo chiều hướng mong muốn dựa vào sự thay đổi về áp suất, điều kiện ngưng tụ và gây mưa.
Hoàng Anh (Tổng hợp)
Nguồn: DKN/ Dân trí
TIN TỨC: THỜI SỰ THẾ GIỚI
-
Nga tìm cách lôi kéo Lào tham chiến ở Ukraine, tình báo Ukraine cáo buộc 05/07/2025
-
Hun Sen tung bản ghi âm cuộc trò chuyện riêng khiến Thủ tướng Thái Lan bẽ bàng 18/06/2025
-
Iran trên con đường "Syria hóa": Quá trình tan rã khó lòng đảo ngược 18/06/2025
-
Quân đội Nga hỗn loạn: binh lính bắn chết chỉ huy, bỏ chạy tán loạn 01/07/2025