Thủ tướng Olaf Scholz ở Dubai: "Bây giờ tất cả chúng ta phải thể hiện quyết tâm vững chắc trong việc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch." Ảnh: Sean Gallup/Getty Images
Ông nói: "Giờ đây tất cả chúng ta phải thể hiện quyết tâm vững chắc trong việc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch - trước hết là than. Chúng ta có thể bắt đầu đặt ra mục tiêu này tại hội nghị khí hậu này."
Thủ tướng Scholz cho biết Đức đang đi đầu phát triển một số giải pháp năng lượng sạch và nhắc lại cam kết của Đức trung hòa khí carbon vào năm 2045.
Ông Scholz cũng nói: "Chúng ta hãy nhất trí ở Dubai về hai mục tiêu ràng buộc: một là tăng gấp ba lần năng lượng tái tạo và hai là tăng gấp đôi hiệu quả sử dụng năng lượng - cả hai đều vào năm 2030."
Ông Scholz cho biết Đức đã chi 6,5 tỷ USD (6 tỷ euro) để tài trợ cho các hoạt động chống biến đổi khí hậu trên thế giới và cam kết thêm 100 triệu USD (92 triệu euro) cho quỹ khí hậu mới được thành lập tại hội nghị thượng đỉnh hôm thứ Năm.
Scholz kêu gọi gần 200 quốc gia sẽ nhóm họp tại Dubai cho đến giữa tháng 12 hãy tham gia vào quá trình chuyển đổi năng lượng.
"Hãy biến việc mở rộng năng lượng tái tạo thành ưu tiên chính sách năng lượng số một - trên toàn thế giới!"
Ông đặc biệt đề xuất một thỏa thuận về hai mục tiêu ràng buộc đã được thống nhất ở các nước công nghiệp hóa của G20: một mặt, tăng gấp ba lần việc mở rộng năng lượng tái tạo và mặt khác, tăng gấp đôi hiệu quả sử dụng năng lượng - cả hai đều vào năm 2030, hơn 110 quốc gia đã đồng ý mở rộng sản xuất điện xanh với tốc độ này.
Hơn 100 quốc gia tham dự hội nghị thượng đỉnh cũng kêu gọi "loại bỏ" nhiên liệu hóa thạch thay vì "giảm dần."
Ít nhất 118 quốc gia đã đồng ý với mục tiêu bao gồm Brazil, Nigeria. Australia, Nhật Bản, Canada, Chile. Trung Quốc và Ấn Độ đã bày tỏ sự ủng hộ nhưng cho đến nay vẫn chưa chính thức ủng hộ cam kết này./.
Thế giới sẽ ra sao khi thực hiện được mục tiêu loại bỏ dần than, dầu và khí đốt:
- Các nước phát triển chắc chắn sẽ làm được điều này, khi đó chẳng cần nhiên liệu hoá thạch, đồng nghĩa với việc không nhập khẩu và sử dụng mặt hàng này mà tập trung ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch thân thiện với môi trường.
- Những nước có nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu nhiên liệu hoá thạch (Nga, Ả rập Xê út..) sẽ mất đi nguồn thu rất quan trọng này.
- Những nước nghèo không thể loại bỏ được nhiên liệu hoá thạch sẽ hưởng lợi vì giá nhiên liệu xuống thấp.
Lời kêu gọi của ông Thủ tướng Đức có hơn 100 quốc gia khác cùng ủng hộ và kêu gọi theo ông, đó hoàn toàn không phải là điều viển vông mà rất thiết thực để đảm bảo tốt cho môi trường sống của trái đất hiện nay.
Mặc dù có thể khó thực hiện trên phạm vi toàn thế giới, thế nhưng tương lai thế giới giảm bớt sử dụng than, dầu, khí đốt là khả thi vì đó là mục tiêu chung mà các nước đã cam kết (châu Âu hiện nay đã cai được dầu mỏ và khí đốt Nga).
Và nước Nga cảm thấy thế nào nếu thế giới loại bỏ được than, dầu, khí đốt? Có lẽ người ta chỉ mong Nga không thể “vũ khí hoá” nguồn năng lượng này, không bán được những thứ đó cho ai, không có tiền sản xuất vũ khí để làm những điều chẳng mấy tốt đẹp cho thế giới.