Bang Nordrhein-Westfalen, tâm dịch của nước Đức chiều nay đã quyết định đóng cửa trường học và nhà trẻ từ thứ Hai tuần tới.

Bang Nordrhein-Westfalen, tâm dịch của nước Đức chiều nay đã quyết định đóng cửa trường học và nhà trẻ từ thứ Hai tuần tới.

Chiều nay, trước sự gia tăng dịch bệnh nhanh chóng, chính quyền bang Nordrhein-Westfalen đã ra quyết định đóng cửa tất cả các nhà trẻ và trường học, bắt đầu từ thứ Hai, ngày 16.03.

Nordrhein-Westfalen là bang đông dân nhất nước Đức và cũng là "tâm dịch" của cả nước với số người nhiễm virus corona lên tới 1.278 người.

dai dich virus corona o duc bang nordrhein westfalen dong cua toan bo nha tre truong hoc bao tintucvietduc

Số ca nhiễm virus corona tại Đức tiếp tục tăng và thêm một bệnh nhân tử vong vào đầu giờ chiều nay.

Tinh đến 16h chiều nay, thứ Sáu, ngày 13.03, Đức có tất cả 3.156 ca nhiễm virus corona chủng mới COVID-19.

Theo thông tin mới nhất, bộ y tế bang Baden-Württemberg đã xác nhận trưa nay thêm 1 trường hợp tử vong vì virus corona.

Đây là ca tử vong thứ hai của bang, đồng thời là bệnh nhân tử vong thứ 7 trên cả nước.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 46 bệnh nhân nhiễm virus corona chủng mới ở Đức COVID-19 khỏi bệnh.

Số bệnh nhân nhiễm virus corona ở Đức tính đến 16h chiều nay

 

42 1 Dai Dich Virus Corona O Duc Bang Nordrhein Westfalen Dong Cua Toan Bo Nha Tre  Truong Hoc

Châu Âu bình thản, châu Á cứng rắn với COVID-19

Đến cuối tháng 2-2019, khi Ý có hơn 200 ca nhiễm, 7 người chết và là ổ dịch lớn thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Hàn Quốc, Anh vẫn chỉ khuyến cáo người dân du lịch trở về từ miền bắc nước Ý nên tự cách ly ở nhà nếu có các triệu chứng giống cúm. Nghị viện châu Âu ngày 25-2 cũng yêu cầu tất cả nhân viên từng du lịch ở miền bắc nước Ý tự cách ly và đi làm trở lại khi có sự đồng ý của bác sĩ. 

Tại thời điểm đó, chỉ có Pháp là nước ở châu Âu duy nhất áp dụng biện pháp cách ly người trở về từ bắc Ý.

Trong khi đó, tại châu Á, Trung Quốc là một trong những nước châu Á cứng rắn khi phong tỏa hàng loạt thành phố, hạn chế du lịch, xây dựng hàng loạt bệnh viện dã chiến. 

Còn Hàn Quốc "tuyên chiến" với virus corona chủng mới và lập ngân sách 10 tỉ USD để chống dịch, Nhật hủy hàng loạt sự kiện lớn. Nhiều nơi như Hong Kong, Singapore tổ chức các chiến dịch lớn để tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa.

Ngày 10-3, khi dịch đã lan ra toàn bộ các nước Liên minh châu Âu (EU), các nhà lãnh đạo khối mới tổ chức cuộc họp trực tuyến bàn về các biện pháp chung để đối phó với COVID-19, nhưng nội dung trọng tâm lại là giảm bớt các thiệt hại kinh tế từ dịch.

Các nước EU có thể ngừng hiệp ước Schengen, vốn cho phép tự do đi lại giữa các nước trong khu vực, trong các tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên, việc hạn chế đi lại trong khu vực Schengen là một thách thức dù nhiều thành viên đang bị ảnh hưởng nặng bởi dịch. 

Trong cuộc họp của bộ trưởng y tế các nước EU ngày 6-3, Bộ trưởng Đức Jens Spahn vẫn loại trừ khả năng hạn chế đi lại trên khắp khu vực dù việc này khiến nhiều nước lo sợ. 

"Các nước châu Âu không thể cấm công dân Ý nhập cảnh trong khu vực Schengen. Cách khả thi duy nhất là thủ tướng Ý kêu gọi công dân tránh du lịch đến các nước EU" - Thủ tướng CH Czech Andrej Babis kêu gọi vào ngày 10-3.

Đó là chưa kể hi vọng châu Âu đồng lòng phối hợp chống dịch cũng tan biến khi các nước tranh luận về việc một số nước lớn như Đức, Pháp kiên quyết giữ lệnh cấm xuất khẩu các vật dụng y tế như khẩu trang. 

"Lý do là vì tình hình ở các nước chúng tôi khác với những nước khác. Chúng tôi đang ở giai đoạn khác so với các nước, vốn vẫn đang phát hiện và khống chế các ca nhiễm" - ông Spahn nói ngày 6-3.

42 2 Dai Dich Virus Corona O Duc Bang Nordrhein Westfalen Dong Cua Toan Bo Nha Tre  Truong Hoc

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (giữa) thăm bệnh viện Necker ở Paris hôm 10-3-2020 - Ảnh: AFP

Tổng thống Pháp thừa nhận COVID-19 nghiêm trọng

Tổng thống Emmanuel Macron khẳng định mức độ nghiêm trọng của dịch COVID-19 ngay khi mở đầu bài phát biểu trên truyền hình lúc 20h tối 12-3 (giờ địa phương, tức rạng sáng 13-3 giờ Việt Nam). Đây là lần đầu tiên ông phát biểu trên truyền hình về các biện pháp đối phó với dịch.

Pháp là quốc gia có số ca bệnh COVID-19 cao thứ ba ở châu Âu, sau Ý và Tây Ban Nha. Tính đến 14h ngày 13-3 (giờ Việt Nam), Pháp ghi nhận 2.876 ca nhiễm, bao gồm 61 người chết.

Ông Macron thông báo:

"Tất cả các nhà trẻ, các trường học và trường đại học trên toàn lãnh thổ quốc gia, bao gồm các lãnh thổ hải ngoại sẽ đóng cửa từ thứ hai (16-3) cho đến khi có thông báo mới để ngăn chặn dịch bệnh".

Liên quan đến kinh tế, ông cho biết các biện pháp đặc biệt đã được áp dụng đại trà về thất nghiệp một phần để bảo vệ người làm công ăn lương và công ty trước dịch COVID-19.

Ông nói:

"Tôi yêu cầu các công ty cho phép nhân viên làm việc từ xa ngay khi có thể… Nhà nước sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho các nhân viên bị buộc phải ở nhà". Các khoản đóng góp và tiền thuế trong tháng 3 các công ty phải nộp sẽ được hoãn.

©Vũ Thu Hương- Báo TINTUCVIETDUC




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC