Theo thống kê của Tạp chí Quartz mới đây thì tiền mặt "lên ngôi" có thể được xem như tín hiệu cho thấy người dân Đức nghi ngại về tương lai.
Mặ dù hiện nay Nước Đức là một trong những quốc gia phát triển còn sử dụng nhiều tiền mặt nhất trên thế giới, bất chấp việc nền kinh tế này đóng vai trò chủ chốt tại Châu Âu.
Trong khi các ngân hàng và những tập đoàn công nghệ tăng cường đầu tư cho mảng thanh toán điện tử cũng như các công cụ giao dịch phi tiền mặt thì người Đức lại có vẻ thích trả bằng “tiền tươi thóc thật” hơn.
Nhưng câu trả lời không phải là người Đức họ mê tiền mặt
Theo báo cáo của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), bình quân mỗi người Đức chi khoảng 123 USD tiền mặt cho tiêu dùng mỗi ngày, cao gấp đôi người dân các nước như Mỹ, Australia, Pháp, Hà Lan...
Khoảng 80% các vụ giao dịch tại Đức được thực hiện bằng tiền mặt trong khi tỷ lệ này chỉ chiếm 50% tại Mỹ. Thậm chí, tiền mặt chiếm 82% thị trường thanh toán tại Đức cho dù đó có là khoản tiền lớn đi chăng nữa, cao hơn bất kỳ nước nào tại Châu Âu và thậm chí vượt qua Mỹ.
Ví tiền dày
Thống kê tiền mặt - nguồn Quartz | qs.com
Trung bình, người Đức để tiền trong ví nhiều gấp đôi người Úc, Mỹ, Pháp và Hà Lan tại 123USD/người.
Khoảng 80% giao dịch tại Đức được thanh toán bằng tiền mặt, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 50% tại Mỹ. Thậm chí với những giao dịch lớn, tiền mặt vẫn là loại hình được ưa chuộng.
Trên thực tế, không có ai biết chính xác tại sao người Đức lại có niềm đam mê mạnh mẽ với tiền mặt, nhưng những cuộc khảo sát cho thấy một lý do rằng người dân Đức có thể theo dõi dễ dàng việc chi tiêu của mình hơn.
Theo đó, việc người dân có thể nhìn thấy tiền mặt trong túi ít đi hay nhiều lên khiến họ cảm thấy an toàn hơn cũng như tính toán chính xác hơn về lượng chi tiêu của mình. Trái lại, những con số chuyển khoản qua ngân hàng hay thẻ tín dụng khiến họ cảm thấy mất an toàn và không tin tưởng.
Ngoài ra, một số người được khảo sát cho biết họ cảm thấy quyền riêng tư của bản thân được bảo vệ khi dùng tiền mặt hơn là chuyển khoản, loại thanh toán bị theo dõi bởi ngân hàng và chính phủ.
Không ai lý giải được chính xác xu hướng này, mặc dù số liệu có đưa ra các gợi ý.
Theo khảo sát, người Đức cho biết việc dùng tiền mặt giúp họ dễ kiểm soát chi tiêu hơn.
"Nhìn vào lượng tiền trong ví, người Đức biết mình chi tiêu ra sao, còn bao nhiêu tiền, đó là lý do vì sao họ thích tiền mặt", báo cáo của Ngân hàng Trung ương châu Âu viết.
Một số người trả lời khảo sát khác cho biết họ thích dùng tiền vì khó lần dấu vết giao dịch, từ đó bảo đảm tính riêng tư.
Vấn đề mấu chốt không phải do người Đức yêu tiền, mà là họ ghét nợ.
Trong tiếng Đức, từ "schulde" có nghĩa là "nợ" xuất phát từ từ "schuld", có nghĩa "tội lỗi".
Tỷ lệ nợ tiêu dùng trong dân Đức đạt mức cực kỳ thấp. Năm 2011, chỉ 33% người dân Đức cho biết họ có thẻ tín dụng ghi nợ, số người dùng thẻ trên thực tế còn ít hơn.
Năm 2013, chỉ 18% giao dịch thanh toán tại Đức được thực hiện qua thẻ, bằng 1 phần nhỏ so với 50% tại Pháp và 59% tại Anh.
Nhìn rộng ra, tiền mặt "lên ngôi" có thể được xem như tín hiệu cho thấy người dân Đức nghi ngại về tương lai.
Nó xuất phát từ thực tế trong một thế kỷ qua, chưa bao giờ người Đức thoát hẳn khỏi bóng đen của khủng hoảng kinh tế.
©Vũ Thi Phương - TINTUCVIETDUC.DE
Nguồn: Quartz