Không phải thực hiện thỏa thuận Minsk rồi gỡ trừng phạt Nga mà phải làm ngược lại mới giải quyết vấn đề ở Ukraine.

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel hôm 18/7 khi trả lời phỏng vấn Tạp chí Focus đã bày tỏ quan điểm ủng hộ xóa bỏ dần các biện pháp trừng phạt chống Nga để mang lại hòa bình ở Ukraine.

Ông Gabriel phân tích rằng, quyết định của EU yêu cầu thực hiện đầy đủ thỏa thuận Minsk trước khi xóa bỏ các biện pháp trừng phạt chống Nga. Điều này khó thực hiện. Nhưng đều ngược lại sẽ giải quyết được vấn đề.

Ngoại trưởng Đức bày cách gỡ trừng phạt Nga - 0

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Foto: Reuters

"Tôi cho rằng đòi hỏi như vậy (của EU-PV) khó lòng thực hiện được. Theo tôi, nếu EU xóa bỏ dần biện pháp trừng phạt sẽ là phương cách đúng đắn để cho thấy cần có bước đi tiếp tiến tới hòa bình" - ông Gabriel nói.

Câu chuyện mới nhất cho thấy những nỗ lực từ phía Nga là dù nhiều nước lên án Nga đã không tuân thủ các thỏa thuận Minsk.

Song Nga khẳng định không cử binh lính tới miền Đông Ukraine, lại thẳng thắn bác bỏ các đề xuất thành lập Nhà nước mới ở 20 khu vực ly khai với chính quyền Kiev.

Việc thành lập Nhà nước mới ngay lập tức ảnh hưởng đến quan điểm Nga khi đang thể hiện những nỗ lực thực hiện thỏa thuận Minsk khiến Nga không thể không phản đối.

Ông cũng chỉ trích dự định của Quốc hội Mỹ thông qua biện pháp trừng phạt mới chống Nga vì thông qua đó, các quốc gia châu Âu cũng bị ảnh hưởng.

Đơn cử như các lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào công ty khí đốt Nga.

"Mỹ cố ép Nga vào góc, đẩy bật khi đốt Nga khỏi châu Âu và khiến các công dân châu Âu phải mua khí đốt của Mỹ. Như vậy là không ổn" - Ngoại trưởng Đức đánh giá.

"Chính sách đối ngoại của Mỹ theo sau phục vụ chính sách kinh tế" - ông Gabriel nhận định và đê nghị xem xét lại chính sách đối với Nga.

"Mặc dù hiện nay nhiều người phản đối nhưng riêng tôi thiên về chính sách mới cho phía Đông và xoa dịu tình hình căng thẳng" - ông Gabriel kết luận.

Theo như quan điểm của Ngoai trưởng Đức, rõ ràng các biện pháp trừng phạt Nga vì liên quan tới tình hình ở Ukraine đang được Mỹ và châu Âu vận dụng để gây sức ép lên Nga.

Song thực tế cho thấy, các biện pháp trừng phạt liên tiếp được tung ra nhưng tình hình miền Đông Ukraine không hạ nhiệt, mà các nước thuộc nền kinh tế châu Âu còn bị ảnh hưởng.

Điều này lý giải câu chuyện vì sao Đức nhiều lần bày tỏ sự tức giận với Washington khi Nhà Trắng liên tiếp thể hiện quan điểm tập trung vào trừng phạt Nga.

Hồi giữa tháng 6, Đức và Áo đã ra tuyên bố chung, phản ứng mạnh mẽ với quan điểm của Mỹ về các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào đường ống dẫn dầu khí của Nga.

Tuyên bố của Đức-Áo có đoạn viết. Tuyên bố sử dụng những ngôn từ mạnh mẽ bất thường: “Chúng tôi không thể chấp nhận… nguy cơ từ lệnh trừng phạt bất hợp pháp của nước khác nhằm vào các công ty châu Âu tham gia vào việc phát triển nguồn cung năng lượng của châu Âu”.

Đi xuyên biển Baltic, đường ống Nord Stream 2 được dự kiến sẽ tăng gấp đôi công suất cung cấp khí đốt từ tập đoàn quốc doanh Gazprom của Nga cho châu Âu. Lệnh trừng phạt mới của Mỹ có thể ảnh hưởng đến các công ty năng lượng châu Âu tham gia vào dự án này, như Shell, Engie, OMV…

Nguồn: Huy Vũ

Báo Đất Việt




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC