Nhiều lái xe cho rằng Trạm BOT Cai Lậy đặt ở vị trí chưa hợp lý, vì thế nhiều tài xế đã dùng các hình thức để đối phó khiến trạm liên tục "thất thủ".
Mỗi cuộc phản đối đều có hàng chục người vây quanh theo dõi, trong tiếng còi xe inh ỏi
Tài xế và chủ xe phản đối trạm thu phí đặt không đúng chỗ.
Chính vì thế mà 3 ngày qua (30/11 đến 2/12), kể từ khi trạm thu phí Cai Lậy chính thức thu phí trở lại thì mức độ phản ứng của người dân, nhất là tài xế tham gia giao thông càng gay gắt hơn.
Kể từ ngày 30/11, khi trạm thu phí BOT Cai Lậy chính thức thu phí trở lại, trên tuyến quốc lộ 1 đi qua địa bàn Cai Lậy, tình trạng ùn tắc giao thông diễn biến rất phức tạp. Trạm BOT Cai Lậy phải nhiều lần xả trạm để đảm bảo an toàn giao thông.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, vấn đề mà tài xế bức xúc dẫn đến các hành vi không hợp tác với việc thu phí tại trạm BOT Cai Lậy là vị trí đặt trạm. Tài xế cho rằng, BOT xây dựng tuyến tránh mà đặt trạm tại Quốc lộ 1 là không hợp lý.
“Trạm thu phí này không hợp lý vì anh em qua đây rất nhiều lần chứ không phải một lần. Trạm thu phí nên đặt vào tuyến đường tránh thì hay hơn. Tụi em đi hay không là quyền của tụi em. Trạm thu phí không có thất thu đâu, làm lúc nào cũng có lãi. Tụi em có đóng phí đường bộ hàng năm hết rồi”, một tài xế khi lưu thông qua tuyến đường này cho biết.
Trước những diễn biến phức tạp ở khu vực trạm thu phí Cai Lậy, mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ GTVT có báo cáo tổng hợp, toàn diện về các dự án BOT, đặc biệt là công trình BOT Cai Lậy (Tiền Giang).
BOT Cai Lậy: Bộ GTVT quyết không dời trạm, chỉ giảm phí
Chiều 1/12, Bộ GTVT chính thức có thông cáo báo chí về tình hình thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ tại trạm Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Còn thực tế lúc này đang diễn ra tại Trạm thu phí Cai Lậy cho thấy, sau thời gian ngừng thu phí, mặc dù giá vé đã được tính toán giảm khoảng 30%, nhưng nhiều tài xế có phương tiện lưu thông qua lại cũng như một bộ phận người dân ở khu vực xung quanh trạm thu phí vẫn không đồng tình.
Bởi những lý do đưa ra là người dân đi trên quốc lộ 1 vẫn phải trả phí; trong khi đây là tài sản quốc gia, phải bảo đảm cho người dân đi lại tự do từ ngân sách và từ Quỹ Bảo trì đường bộ.
BOT Cai Lậy tạm ngưng hoạt động sau 3 lần xả trạm
Sáng nay 1/12, trạm thu phí BOT Cai Lậy tạm thời ngưng hoạt động, chờ ý kiến của các ngành, các cơ quan hữu quan.
Ngày 'thi gan' ở BOT Cai Lậy, hơn 10 giờ 10 lần xả trạm
23h20, Trạm BOT Cai Lậy tiếp tục xả trạm. Đây đã là lần thứ 10 Trạm BOT Cai Lậy thu rồi lại xả. Cuộc thi gan giằng dài giữa trạm thu phí và tài xế vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.
Một người dân vui mừng kể trên Facebook về một lần xả trạm mới.
Phải dời trạm thu phí!
Lối thoát nào cho BOT Cai Lậy? Câu hỏi này đã được giới luật sư, chuyên gia, tài xế đường dài chia sẻ cùng bạn đọc Tuổi Trẻ.
TS.KTS NGÔ VIẾT NAM SƠN
Theo tôi, Bộ GTVT cần cho di dời trạm thu phí BOT Cai Lậy về đúng vị trí trên đường tránh.
Chủ đầu tư trạm cho rằng có đóng góp xây dựng, làm tuyến tránh và sửa lại mặt đường quốc lộ 1 nên có quyền được thụ hưởng, đặt trạm thu phí trên quốc lộ 1 để thu phí.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải rõ ràng là việc xây dựng đường đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân là trách nhiệm của chính quyền. Ngân sách đường bộ của người dân vẫn đóng, tại sao không sử dụng để sửa chữa đường sá.
Nhà nước luôn luôn phải đảm bảo hạ tầng giao thông tối thiểu cho người dân đi lại. Còn những dự án đường tránh, đường cao tốc làm thêm cần kêu gọi nhà đầu tư (kể cả tư nhân) thì phải rõ ràng, minh bạch.
Xuất hiện người “đe nẹt” tài xế tại BOT Cai Lậy
Họ là ai? "Làm như vậy vì động cơ nào?"
Nguồn: VOV.VN/TUOITRE.VN