Cây cầu Vàng nâng đỡ bởi 2 bàn tay khổng lồ ở Đà Nẵng không chỉ gây sốt với cư dân mạng Việt Nam mà còn liên tục có mặt trên các trang mạng xã hội và báo chí nước ngoài.

Mới đây, trong một bài báo điểm danh những cây cầu dành cho người đi bộ nổi bật nhất thế giới của tờ nhật báo Anh - The Guardiancầu Vàng Đà Nẵng được xướng tên đầu tiên trong một loạt các cây cầu có cấu trúc kỳ lạ và tuyệt vời nhất thế giới. Ảnh: Amazing Things in Vietnam.

42 1 Cau Vang Da Nang Vao Top Nhung Cau Di Bo An Tuong Nhat The Gioi

Cây cầu Vàng được nâng đỡ bởi hai bàn tay màu đá khổng lồ trên núi Bà Nà, Đà Nẵng là cầu dành cho người đi bộ mới nhất được công bố trên thế giới. Khai trương hồi tháng 6, cầu Vàng dài 150 m và cao hơn 1.400 m so với mực nước biển, với tầm nhìn ra cảnh quan núi non trùng điệp, xanh tươi. Cây cầu chỉ mất chưa đầy một năm xây dựng và hoàn thiện. Ảnh: Amazing Things in Vietnam.

42 2 Cau Vang Da Nang Vao Top Nhung Cau Di Bo An Tuong Nhat The Gioi

Bài báo cũng điểm danh cây cầu Fan ở Paddington Basin, London, Anh khai trương năm 2014. Thiết kế bởi kiến trúc sư Knight, cây cầu có cấu trúc thủy lực, đặt 5 dầm thép trải dài 20 m. Vừa mang giá trị thực tế là công trình bắc qua kênh Grand Union, cầu Fan còn là tác phẩm nghệ thuật với khả năng mở ra và đóng vào như những cánh quạt của một chiếc quạt cầm tay truyền thống Nhật Bản. Ảnh: Alamy.

42 3 Cau Vang Da Nang Vao Top Nhung Cau Di Bo An Tuong Nhat The Gioi

42 4 Cau Vang Da Nang Vao Top Nhung Cau Di Bo An Tuong Nhat The Gioi

Nằm ngay gần cầu Fan, cây cầu Rolling của kiến trúc sư Thomas Heatherwick hoàn thành vào năm 2004 cũng ở trên kênh Grand Union, là một trong những cây cầu độc đáo nhất trên thế giới. Cây cầu có thiết kế cuộn tròn cho phép thuyền đi qua và mở trải dài thành một lối đi 12 m trên mặt nước dành cho người đi bộ. Ảnh: Ritebook, New Steel Construction. 

42 5 Cau Vang Da Nang Vao Top Nhung Cau Di Bo An Tuong Nhat The Gioi

Cầu Lucky Knot ở Changsha, Trung Quốc khai trương năm 2006 với một vòng lặp dài 185 m gồm ba cây cầu nối liền màu đỏ tạo thành. Thiết kế bởi Next Architects, cầu Lucky Knot lấy cảm hứng từ nghệ thuật dân gian và cấu trúc vô hạn của dải Mobius. Ảnh: Imaginechina. 

 

42 6 Cau Vang Da Nang Vao Top Nhung Cau Di Bo An Tuong Nhat The Gioi

42 7 Cau Vang Da Nang Vao Top Nhung Cau Di Bo An Tuong Nhat The Gioi

Không phải tạo nên bởi công nghệ hiện đại, cái tên tiếp theo trong danh sách này là cầu tầng sinh đôi Umshiang Double Decker. Cây cầu được làm bởi người Khasi sinh sống trong hẻm núi Meghalaya, tây bắc Ấn Độ, một trong những nơi ẩm ướt nhất trên trái đất. Mất 15 năm để chế tạo thành hình dạng hiện tại, cây cầu được xây dựng từ rễ cây cao su nuôi dưỡng trong nhiều năm để chịu được trọng lượng của con người. Ảnh: Atlasobscura.

42 8 Cau Vang Da Nang Vao Top Nhung Cau Di Bo An Tuong Nhat The Gioi

42 9 Cau Vang Da Nang Vao Top Nhung Cau Di Bo An Tuong Nhat The Gioi

Cầu Moses ở làng Halsteren, Bắc Brabant, Hà Lan lại đặc biệt theo một cách khác. Cầu Moses tách vùng nước ra làm 2 phần và trông giống như một rãnh nhỏ chìm vào cảnh quan xung quanh. Được làm hoàn toàn bằng gỗ không thấm nước, cây cầu là lối đi vào pháo đài Hà Lan từ thế kỷ 17. Ảnh: Atlasobscura, Alamy.

42 10 Cau Vang Da Nang Vao Top Nhung Cau Di Bo An Tuong Nhat The Gioi

Nhiều thập kỷ của những người yêu nhau đã biến đổi một cây cầu ở Serbia, gọi là cầu Most Ljubavi - một trong những phiên bản đầu tiên của cầu tình yêu. Truyền thuyết kể rằng Nada và Relja đã thề nguyện cho tình yêu của họ trên cây cầu. Nhưng Relja đã phản bội và bỏ Nada khi ra trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau đó, Nada đã chết vì một trái tim tan vỡ. Ảnh: BKTVNews.

42 11 Cau Vang Da Nang Vao Top Nhung Cau Di Bo An Tuong Nhat The Gioi

Câu chuyện trở nên nổi tiếng nhờ một bài thơ, Prayer for Love, viết bởi Desanka Maksimovic vào những năm 1990. Từ đó, hàng trăm cặp đôi trẻ tìm mua những chiếc khóa có khắc tên và gắn vào cây cầu năm nào, biến nó trở thành một cây cầu tình yêu nổi tiếng. Ảnh: Bljesak.info.

 

42 12 Cau Vang Da Nang Vao Top Nhung Cau Di Bo An Tuong Nhat The Gioi

42 13 Cau Vang Da Nang Vao Top Nhung Cau Di Bo An Tuong Nhat The Gioi

42 14 Cau Vang Da Nang Vao Top Nhung Cau Di Bo An Tuong Nhat The Gioi

Cầu Webb với cấu trúc hình ống hiện đại, là một phần của dự án nghệ thuật công cộng trong khu vực Docklands của Melbourne, Australia. Mặt khác, cầu Webb giúp kết nối vùng ngoại ô South Wharf của Melbourne với khu Docklands. Cây cầu được thiết kế bởi nhà điêu khắc Robert Owen và hoàn thành vào năm 2003 bởi Arup, công ty xây dựng Nhà hát Opera Sydney. Ảnh: Wojtek Gurak.

42 15 Cau Vang Da Nang Vao Top Nhung Cau Di Bo An Tuong Nhat The Gioi

Ngoài ra, một cây cầu khác cũng là sản phẩm của Arup, cầu Helix ở Singapore có thiết kế rất độc đáo lấy cảm hứng từ DNA. Cây cầu dài 300 m hoàn thành vào năm 2010, là một lối đi ở Marina Bay. Ảnh: Phùng Huỳnh Vũ Quí/Getty.

42 16 Cau Vang Da Nang Vao Top Nhung Cau Di Bo An Tuong Nhat The Gioi

42 17 Cau Vang Da Nang Vao Top Nhung Cau Di Bo An Tuong Nhat The Gioi

Cầu High Trestle Trail ở tiểu bang Iowa, Mỹ nằm trên thung lũng sông Des Moines. Cây cầu có kiến trúc lộng lẫy và độc đáo với các dầm thép chiếu sáng đại diện cho cái nhìn thông qua một trục mỏ, phản ánh lịch sử khai thác than của khu vực địa phương. Và khi hoàng hôn buông xuống, các dầm thép được chiếu sáng chính là thời điểm tuyệt vời nhất để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cây cầu này. Ảnh: Kun Zhang, Flickr.

 

Nguồn: Uyên Hoàng

ZING.vn/ The Guardian




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC