Trang Business Insider cho biết, InterNations - một mạng lưới người nước ngoài làm việc và sinh sống tại các quốc gia trên thế giới - đã thực hiện một cuộc khảo sát với sự tham gia của 12.519 người thuộc 166 quốc tịch đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài tại 188 quốc gia.
Kết quả khảo sát đưa ra trong báo cáo mang tên ExpatInsider 2017 cho thấy, có nhiều lý do dẫn tới việc ra nước ngoài sinh sống và làm việc, bao gồm yêu cầu công việc của bản thân hoặc vợ/chồng (41%), tình cảm (12%), muốn có chất lượng cuộc sống tốt hơn (8%), muốn có một cuộc phiêu lưu (7%), hoặc đơn giản chỉ là muốn sống ở nước ngoài (3%).
Nhưng dù vì lý do gì, những người ra nước ngoài sinh sống và làm việc luôn cân nhắc một yếu tố quan trọng là tài chính, liệu chi phí sinh hoạt ở quốc gia mà họ đến có quá đắt đỏ so với mức lương mà họ nhận được.
Cuộc khảo sát của InterNations đã thực hiện một chỉ số tài chính cá nhân 2017 của những người sinh sống và làm việc ở nước ngoài, bằng cách xếp hạng 65 quốc gia dựa trên câu trả lời của những người được khảo sát về tình hình tài chính của họ, và liệu thu nhập khả dụng của họ có đủ để trang trải các chi phí.
Tại Hy Lạp, quốc gia có mức chi phí sinh hoạt đắt nhất so với thu nhập đối với người nước ngoài trong xếp hạng của InterNations, một nửa số người nước ngoài được hỏi cho biết họ không có đủ thu nhập để trang trải các khoản chi hàng ngày. 27% nói họ không có đủ tiền để đáp ứng các nhu cầu cuộc sống.
Điều này trái ngược hoàn toàn với ở Việt Nam, nước xếp ở vị trí có chi phí sinh hoạt rẻ nhất đối với người nước ngoài. 93% người nước ngoài sinh sống và làm việc ở Việt Nam được hỏi nói họ có đủ hoặc nhiều tiền hơn số tiền mà họ cần để trang trải cuộc sống.
Để thực hiện chỉ số trên, InterNations tính chi phí trung bình của việc thuê căn hộ một phòng ở khu vực trung tâm, tiền điện nước, chi phí đi lại, giá một cốc cà phê cappuccino, và giá một cốc bia. Tất cả chi phí được tính bằng đồng USD ở thời điểm tháng 9/2017 và được so sánh với chi phí sinh hoạt đối với người nước ngoài ở Mỹ.
Dưới đây là 15 quốc gia và vùng lãnh thổ có chi phí sinh hoạt rẻ nhất đối với người nước ngoài do InterNations thực hiện:
15. Malaysia
So sánh với chi phí sinh hoạt ở Mỹ: rẻ hơn 43%
Chi phí hàng tháng:
Thuê nhà: 347,90 USD
Điện nước: 44,42 USD
Vé giao thông công cộng: 23,44 USD
Giá một cốc cà phê cappuccino: 2,31 USD
Giá một cốc bia nội: 2,81 USD
14. Đài Loan
So sánh với chi phí sinh hoạt ở Mỹ: rẻ hơn 12%
Chi phí hàng tháng:
Thuê nhà: 388,54 USD
Điện nước: 60,69 USD
Vé giao thông công cộng: 33,28 USD
Giá một cốc cà phê cappuccino: 2,42 USD
Giá một cốc bia nội: 1,65 USD
13. Bahrain
So sánh với chi phí sinh hoạt ở Mỹ: rẻ hơn 21%
Chi phí hàng tháng:
Thuê nhà: 960,26 USD
Điện nước: 75,00 USD
Vé giao thông công cộng: 37,13 USD
Giá một cốc cà phê cappuccino: 4,54 USD
Giá một cốc bia nội: 7,96 USD
12. Nigeria
So sánh với chi phí sinh hoạt ở Mỹ: rẻ hơn 56%
Chi phí hàng tháng:
Thuê nhà: 445,74 USD
Điện nước: 38,14 USD
Vé giao thông công cộng: 26,47 USD
Giá một cốc cà phê cappuccino: 2,23 USD
Giá một cốc bia nội: 0,84 USD
11. Saudi Arabia
So sánh với chi phí sinh hoạt ở Mỹ: rẻ hơn 36%
Chi phí hàng tháng:
Thuê nhà: 403,37 USD
Điện nước: 40,59 USD
Vé giao thông công cộng: 40,00 USD
Giá một cốc cà phê cappuccino: 2,63 USD
Giá một cốc bia nội (không cồn): 0,80 USD
10. Thái Lan
So sánh với chi phí sinh hoạt ở Mỹ: rẻ hơn 36%
Chi phí hàng tháng:
Thuê nhà: 430,81USD
Điện nước: 67,93USD
Vé giao thông công cộng: 30,13 USD
Giá một cốc cà phê cappuccino: 1,75 USD
Giá một cốc bia nội: 1,81 USD
9. Ấn Độ
So sánh với chi phí sinh hoạt ở Mỹ: rẻ hơn 64%
Chi phí hàng tháng:
Thuê nhà: 170,16 USD
Điện nước: 32,29 USD
Vé giao thông công cộng: 9,35USD
Giá một cốc cà phê cappuccino: 1,43 USD
Giá một cốc bia nội: 1,56 USD
8. Kazakhstan
So sánh với chi phí sinh hoạt ở Mỹ: rẻ hơn 57%
Chi phí hàng tháng:
Thuê nhà: 263,37 USD
Điện nước: 52,21 USD
Vé giao thông công cộng: 17,67 USD
Giá một cốc cà phê cappuccino: 1,64 USD
Giá một cốc bia nội: 0,88 USD
7. Hàn Quốc
So sánh với chi phí sinh hoạt ở Mỹ: đắt hơn 8%
Chi phí hàng tháng:
Thuê nhà: 591,76 USD
Điện nước: 142,34 USD
Vé giao thông công cộng: 48,57 USD
Giá một cốc cà phê cappuccino: 3,86 USD
Giá một cốc bia nội: 2,65 USD
6. Trung Quốc
So sánh với chi phí sinh hoạt ở Mỹ: rẻ hơn 39%
Chi phí hàng tháng:
Thuê nhà: 515,49 USD
Điện nước: 51,55 USD
Vé giao thông công cộng: 18,35 USD
Giá một cốc cà phê cappuccino: 4,07 USD
Giá một cốc bia nội: 0,92 USD
5. Philippines
So sánh với chi phí sinh hoạt ở Mỹ: rẻ hơn 53%
Chi phí hàng tháng:
Thuê nhà: 235,75 USD
Điện nước: 74,92 USD
Vé giao thông công cộng: 9,78 USD
Giá một cốc cà phê cappuccino: 2,00 USD
Giá một cốc bia nội: 0,98 USD
4. Mexico
So sánh với chi phí sinh hoạt ở Mỹ: rẻ hơn 52%
Chi phí hàng tháng:
Thuê nhà: 272,72 USD
Điện nước: 39,40 USD
Vé giao thông công cộng: 17,03 USD
Giá một cốc cà phê cappuccino: 2,01 USD
Giá một cốc bia nội: 1,40 USD
3. Myanmar
So sánh với chi phí sinh hoạt ở Mỹ: rẻ hơn 16%
Chi phí hàng tháng:
Thuê nhà: 525,00 USD
Điện nước: 25,35 USD
Vé giao thông công cộng: 6,00 USD
Giá một cốc cà phê cappuccino: 2,20 USD
Giá một cốc bia nội: 1,00 USD
2. Colombia
So sánh với chi phí sinh hoạt ở Mỹ: rẻ hơn 54%
Chi phí hàng tháng:
Thuê nhà: 274,13 USD
Điện nước: 72,81 USD
Vé giao thông công cộng: 27,26 USD
Giá một cốc cà phê cappuccino: 1,38 USD
Giá một cốc bia nội: 0,92 USD
1. Việt Nam
So sánh với chi phí sinh hoạt ở Mỹ: rẻ hơn 45%
Chi phí hàng tháng:
Thuê nhà: 397,63 USD
Điện nước: 56,76 USD
Vé giao thông công cộng: 6,60 USD
Giá một cốc cà phê cappuccino: 1,66 USD
Giá một cốc bia nội: 0,88 USD
Nguồn: Binh Minh - VnEconomy