Kháng cáo kêu oan, xin giảm nhẹ hình phạt song Giang Kim Đạt không được cấp phúc thẩm chấp nhận, tuyên họ tử hình về tội tham ô tài sản.

Sau 2 ngày xét xử và nghị án, chiều 18/8, HĐXX TAND cấp cao tại Hà Nội đã đưa ra phán quyết với 4 bị cáo trong đại án tham ô xảy ra tại Công ty TNHH MTV Vận tải Viễn dương (Vinashinlines).

Theo bản án sơ thẩm, trên cương vị Tổng giám đốc, Trần Văn Liêm đã bổ nhiệm Trần Văn Khương và Giang Kim Đạt vào những vị trí quan trọng tại Vinashinlines. Sau đó, cả 3 đã cùng nhau chiếm đoạt tiền của công ty thông qua việc thực hiện các dự án mua tàu, cho thuê tàu biển…

Số tiền các bị cáo chiếm đoạt của Vinashinlines là gần 16 triệu USD, trong đó Giang Kim Đạt (nguyên quyền Trưởng phòng kinh doanh) tham ô 255 tỷ đồng. Để che giấu nguồn tiền phạm pháp trên, Đạt đã nhờ bố đẻ là Giang Văn Hiển mở nhiều tài khoản ngân hàng để rút ngoại tệ.

Với hành vi trên, Giang Kim Đạt và Trần Văn Liêm bị TAND Hà Nội tuyên tử hình, Trần Văn Khương chung thân về Tham ô tài sản, Giang Văn Hiển (bố Đạt) 12 năm về tội Rửa tiền hồi tháng 2 vừa qua.

Cho rằng bản thân không phạm tội, sau đó các bị cáo kháng cáo kêu oan.

 

Đại án Vinashinlines: Nộp tiền khắc phục hậu quả cũng không thoát án tử - 0

Các bị cáo nghe tòa tuyên án.

Tại phiên tòa phúc thẩm, Giang Kim Đạt tiếp tục khẳng định bản thân không phạm tội Tham ô tài sản.

Bởi theo lời khai của cựu quyền Trưởng phòng kinh doanh Vinashinlines, gần 16 triệu USD trên là của anh ta, không liên quan đến hoa hồng mua bán, cho thuê tàu… Bởi đó là tiền có được từ kinh doanh.

Bên cạnh đó, Đạt tiếp tục bác bỏ những lời khai tại cơ quan điều tra, lời khai của ông Giang Văn Hiển. Đạt khẳng định:

“Bố bị cáo không biết gì, không liên quan tới các mối quan hệ của bị cáo”.

Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bố bị cáo Đạt lại khẳng định số tiền gần 16 triệu USD là của mình do đối tác nước ngoài chuyển cho, không liên quan gì đến con trai. Bởi số tiền 16 triệu USD trên là tiền công ông ta làm môi giới mà có.

Sau đó, ông ta dùng số tiền này mua hàng chục bất động sản trong và ngoài nước.

Dù kháng cáo kêu oan nhưng vì lý do sức khỏe, ông Hiển không đến tham dự phiên tòa, có đơn xin được xét xử vắng mặt.

Cũng kháng cáo kêu oan song trong quá trình xét xử, bị cáo Trần Văn Khương lại thay đổi kháng cáo chuyển sang nhận tội nhưng không nhận bản thân giữ vai trò chính, không chỉ đạo bị cáo Đạt phạm tội. Sau đó, ông Liêm xin HĐXX xem xét, giảm nhẹ hình phạt cho mình.

Cùng giữ kháng cáo kêu oan với cha con bị cáo Đạt là Trần Văn Khương. Tại tòa phúc thẩm, bị cáo Khương phủ nhận toàn bộ lời khai nhận 110.000 USD từ bị cáo Liêm.

Theo lời khai của cựu kế toán trưởng Vinashinlines, ông ta không nhận bất cứ số tiền nào từ Trần Văn Liêm.

Tuy nhiên, căn cứ vào những lời khai tại cơ quan điều tra, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, sau khi nghị án, HĐXX nhận thấy có đủ cơ sở khẳng định các bị cáo phạm tội Tham ô tài sản, Rửa tiền nên bác kháng cáo.

Bởi theo nhận định của HĐXX phúc thẩm, nếu các bị cáo không thỏa thuận thì khoản tiền hoa hồng này vẫn được đưa vào hạch toán thu nhập khác của Vinashinlines. Hành vi của các bị cáo là nguyên nhân khiến doanh nghiệp này phá sản. Lời khai của Đạt bị ép cung là không có căn cứ...

Kết thúc phiên tòa, HĐXX tuyên Trần Văn Liêm, Giang Kim Đạt tử hình, Trần Văn Khương chung thân về tội Tham ô tài sản. Giang Văn Hiển 12 năm tù về tội Rửa tiền.

Vân Thanh - ZING




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC