“Siêu đô thị” vệ tinh Hòa Lạc với quy mô dân số khoảng 600.000 người vào năm 2030 đã chính thức được HĐND TP.Hà Nội thông qua.
Theo ông Lê Vinh Giám đốc sở QH-KT Hà Nội, quy hoạch chung đến năm 2030 có tỷ lệ 1/10.000 có quy mô diện tích nghiên cứu quy hoạch đề xuất khoảng 17.274ha, quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 600.000 người (60 vạn dân).
Hà Nội sẽ xây dựng "siêu đô thị" ở Hòa Lạc.
Theo quy hoạch, đây là đô thị khoa học công nghệ, nơi tập trung trí tuệ và công nghệ tiên tiến, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; đô thị nghỉ dưỡng, sinh thái, tiết kiệm năng lượng.
Chức năng chính của đô thị Hòa Lạc là trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ cao của cả nước; trung tâm Đại học quốc gia và cao đẳng dạy nghề khác; trung tâm y tế khám, chữa bệnh, điều dưỡng.
Với quy hoạch “siêu đô thị”, nhiều ý kiến cho rằng, Hà Nội cần báo cáo với Thủ tướng có cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư vào khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Thực tế, các dự án của nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào khu công nghệ cao Hòa Lạc có chiều hướng tốt, nhưng nếu không đẩy mạnh phát triển khu này thì các dự án tham gia sẽ chậm, vì liên quan đến chỗ ăn ở của nhà khoa học và công nhân.
Sau 12 năm mà hình thành “siêu đô thị” 60 vạn dân là điều khó thực hiện được và phải cân nhắc kỹ lưỡng
TS.Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng bộ Xây dựng cho rằng, những vấn đề cần quan tâm trong quá trình xây dựng đô thị vệ tinh bao gồm:
- Thu hút nguồn lực phát triển đô thị vệ tinh;
- thu hút dân cư từ đô thị trung tâm ra đô thị vệ tinh;
- phát triển hệ thống giao thông kết nối đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh
- và quản lý khu vực hành lang xanh.
“Hà Nội cần xác định rõ mô hình quản lý phát triển khu đô thị Hòa Lạc và dự kiến kỹ hơn quy mô xây dựng đô thị theo từng giai đoạn, trong đó cần nêu rõ đề xuất nguồn lực thực hiện; đánh giá kỹ hơn đối với diện tích đất sử dụng tại khu vực này”, TS.Liêm nói.
Bàn về chuyện Hà Nội “gật đầu” xây dựng “siêu đô thị” 60 vạn dân ở Hòa Lạc, TS.Phạm Sỹ Liêm cho rằng, cần phải phân tích một cách nghiêm túc, thấu đáo xem tại sao các khu vực khác có sức hút như vậy mà các đô thị vệ tinh của Hà Nội lại không có.
Theo tôi, đã có quy hoạch, điều cần và quyết định chính là tổ chức thực hiện, xác định nguồn lực, xây dựng thể chế quản lý đồng bộ”, TS.Liêm nhấn mạnh.
TS.Liêm đánh giá, sau 12 năm mà hình thành “siêu đô thị” 60 vạn dân là điều khó thực hiện được và phải cân nhắc kỹ lưỡng.
“Một bài học của thế giới, phát triển xây dựng hoành tráng nhưng không có người vào ở và biến thành những thành phố “ma”.
Trung quốc đang nan giải trước nhiều "thành phô ma"
Chẳng hạn như Trung Quốc có những thành phố 10 vạn dân bỏ hoang ở Trùng Khánh, Nội Mông và chúng ta cũng cần cảnh giác, đừng để Hòa Lạc rơi vào tình cảnh tương tự biến thành khu đô thị "ma”, TS.Liêm thẳng thắn nêu quan điểm.
Dưới đây là hình ảnh vệ tinh mới nhất về các thành phố ma Trung Quốc, theo hãng cung cấp nội dung không gian – Digital Globe.
Chenggong được gọi là thành phố ma từ năm 2012, với khoảng 100.000 căn hộ không người ở.
Sau 5 năm, thành phố này trông vẫn rất vắng vẻ. Dù vậy, nhiều tòa nhà chọc trời khác vẫn đang được xây dựng tại đây.
Các đô thị này có đầy đủ mọi công trình như nhà ở, văn phòng, trường học, bệnh viện, rạp chiếu phim, sân vận động… và chỉ thiếu người ở.
Vào năm 2015, Caemmerer đã chụp các “thành phố ma” gồm Ordos, quận tại chính Yujiapu gần Thiên Tân, và đô thị Meixi Lake gần thành phố Trường Sa ở Hồ Nam, Trung Quốc. Trong đó, Ordos được coi là “thành phố ma” lớn nhất thế giới.
Nguồn: Người Đưa Tin/VNEXPRES/vneconomy