Theo kết quả quan trắc của TP Hà Nội và các tuyến vành đai của Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT): Từ tháng 2 đến giờ đã qua các đợt khảo sát, nồng độ bụi trong môi trường vượt ngưỡng cho phép tăng từ 2,5 đến 4,5 lần.
Vào mùa thu thì nồng độ vượt ngưỡng là 5 đến 7 lần. Nhất là những khu vực có công trình xây dựng, các xí nghiệp nhà máy... thì nồng độ bụi ngày càng tăng lên.
Hiểm hoạ từ bụi xây dựng
Ông Ngô Thế
Cũng theo báo cáo, giai đoạn năm từ 2006 đến 2007 nồng độ bụi tăng 2,5 - 4,5 lần. Năm nay, có khi tăng lên 5 - 7 lần. Do vật liệu xây dựng, đất đá đổ ngổn ngang, các đoạn đường trong giai đoạn thi công.
Bụi xây dựng mang tính tạm thời, khi nào các công trình xây dựng hoàn thành thì nồng độ bụi sẽ giảm. Nhưng chính nó là tác nhân của nhiều căn bệnh hiểm nghèo về đường hô hấp.
Do một số người chưa ý thức rõ việc mình làm, phế thải, các chất độc hại họ đổ ra đường một cách ngang nhiên. Nhất là các khu vực đang xây dựng, không đổ đất được các cấp, ban, ngành thắt chặt quản lý, các công ty chủ thầu bạ đâu đổ đó. Có công ty vì muốn giảm cước xử lý chất thải, giảm lệ phí vận chuyển nên đổ trộm đất đá, gạch ra đường đang tăng lên đáng báo động. Dù đã có một lực lượng thường xuyên kiểm tra, xử lý nhưng không triệt để.
Trong những năm qua, để giảm lưu lượng bụi Sở TN-MT có sự phối hợp với Sở GTCC, Sở Xây dựng, Công an thành phố, thực hiện và quán triệt Quyết định 02/2005QĐ-UB của UBND TP Hà Nội và kế hoạch liên ngành kí ngày 10/5/2005.
Ở một TP đang phát triển ở Hà Nội hiện nay, số người tham gia giao thông đông thứ 2 sau TP HCM, thì nồng độ bụi không giảm là điều không tránh khỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân là rất lớn, mà chưa có giải pháp nào để cải tạo môi trường tốt nhất. Tuy nhiên, nồng độ bụi để giảm xuống dưới ngưỡng cho phép là rất khó...
Bụi công nghiệp - nguy cơ tiềm ẩn
Ngoài bụi từ các công trình xây dựng thì nồng độ bụi do các nhà máy, xí nghiệp gây ra không nhỏ, có khả năng gây ô nhiễm môi trường rất lớn. Mỗi năm, lượng nhiên liệu do các cơ sở này tiêu thụ khoảng 24.000 tấn than, 25.000 tấn xăng dầu và thải vào bầu không khí 80.000 tấn khói bụi, 10.000 tấn chất SO2, 46.000 tấn CO... vào bầu không khí.
Chính những chất độc hại này, sẽ nhiễm vào nguồn nước, làm ô nhiễm bầu không khí trong lành. Nếu nhẹ sẽ gây mẩn ngứa, còn nặng thì sẽ để lại di chứng lâu dài của các căn bệnh quái ác như ung thư, viêm gan... Hằng năm nồng độ bụi không giảm mà còn tăng thêm.
Trong đợt quan trắc mới đây nhất là năm 2007 (đợt 1 vào mùa khô), hàm lượng bụi cho thấy tại 45 điểm quan trắc chỉ có 5 điểm có giá trị nằm trong tiêu chuẩn cho phép (TCCP), tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), (chiếm 11%), điều đó cho thấy việc ô nhiễm bụi tại các tuyến đường giao thông là rất lớn.
Nhìn chung, nồng độ bụi quan trắc được tại các tuyến đường giao thông chính trên địa bàn các quận, huyện đã có dấu hiệu giảm trong đợt 2, 3, 4 năm 2007 (vào mùa mưa). Số lượng các điểm đo có trị số nằm trong giới hạn TCCP đã tăng lên đáng kể từ chỗ hầu như không có (đợt 1 năm 2007) đến đợt 2, 3, 4 năm 2007 đã có nhiều điểm đo có hàm lượng bụi nằm trong TCCP, đặc biệt là trong đợt 2 và 3 hầu như tất cả các vị trí đo có hàm lượng bụi nằm trong TCCP.
Tại nút giao thông Ngã Tư Sở, nút Pháp Vân -QL1, tuyến đường Phạm Văn Đồng, tuyến Trương Định vẫn còn nhiều tồn tại, do đây là những nút giao thông và tuyến đường quan trọng, tập trung nhiều xe cộ.
Giải pháp tạm thời
Hiện tại rất khó để giảm nồng độ bụi trong môi trường Hà Nội. Muốn giảm bụi thì biện pháp thủ công là chủ lực. Các ban, ngành, người dân nâng cao ý thức chấp hành tốt việc giữ gìn chung. Nhà nước cần phạt các doanh nghiệp, công ty, đơn vị thi công công trình, các nhà máy sản xuất hoá chất… nào gây ô nhiễm bụi quá mức như thế mới dần giảm nồng độ bụi trong đô thị.
Để đánh giá hiệu quả của công tác giảm bụi theo Quyết định 02 và Công văn số 3639/UBND-TNMTNĐ của UBND thành phố ngày 16-8-2006 (gửi các sở, ngành và UBND các cấp yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp làm giảm bụi trên địa bàn thành phố), Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất sẽ theo dõi kết quả quan trắc trong các đợt còn lại và tiếp tục đánh giá.
Trước mắt Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất xin báo cáo UBND thành phố và đề nghị thực hiện các biện pháp để bảo đảm môi trường trong sạch như: UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành và UBND các quận, huyện tiếp tục duy trì các hoạt động đôn đốc kiểm tra, xử lý quyết liệt các vi phạm Quyết định 02 trên địa bàn; đặc biệt tập trung vào những khu vực địa bàn, các tuyến giao thông đã nêu để tiếp tục khống chế, giảm thiểu ô nhiễm bụi tại các khu vực này. C
Chỉ đạo Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội tổ chức lực lượng kịp thời quản lý, thu dọn triệt để các điểm phát sinh phế thải và điều động tăng cường các xe hút bụi, rửa đường cho các tuyến phố chính trong nội đô và tuyến đường ngoại thành
Lực lượng Thanh tra GTCC phối hợp với CSGT lập lại các chốt kiểm tra trên các tuyến đường trọng điểm (thường xuyên có xe chở vật liệu xây dựng di chuyển), đặc biệt là tuyến đường Phạm Văn Đồng (tuyến đường chính đón khách từ sân bay Nội Bài về Thủ đô) vào buổi tối để xử lý nghiêm các phương tiện chuyên chở vật liệu xây dựng không có tấm che hoặc có tấm che nhưng chuyên chở khối lượng vật liệu vượt quá khả năng của thùng chứa làm giảm hiệu quả của tấm che vẫn gây rơi vãi vật liệu trên đường. Nên có chế tài xử lý những cá nhân vi phạm, làm ảnh hưởng đến môi trường, nhất là việc đổ đất trộm.
Theo Thành Văn
CAND.