altMột sự kiện văn hóa xã hội nổi bật trong năm 2010 là đại lễ kỳ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tuy nhiên, trong khi Hà Nội đang tưng bừng trong đại lễ ngàn năm có một thì đồng bào miền trung lại phải gồng mình chống chọi với hai cơn lũ liên tiếp.

Trớ trêu thay, từ cơn đại hồng thủy này, những sự kiện cười ra nước mắt xảy ra khiến dư luận không khỏi bàng hoàng chua xót.

Đại lễ 1.000 năm, được và mất

Có thể khẳng định, đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đã đem đến cho dân tộc Việt Nam một niềm tự hào sâu sắc. Đây là dịp để chúng ta khơi gợi và tôn vinh truyền thống bất khuất và lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đây cũng là dịp để mỗi người con Việt Nam thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc, góp phần gắn kết chặt chẽ truyền thống đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau của dân tộc.

Đại lễ cũng là cơ hội để bạn bè quốc tế hiểu thêm về lịch sử lâu đời của Hà Nội nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung. Trong suốt 10 ngày diễn ra đại lễ, các sự kiện văn hóa sôi nổi diễn ra khắp nơi góp phần giáo dục thế hệ trẻ những giá trị văn hóa của dân tộc, giúp chúng ta sống tốt hơn, gần gũi với nhau hơn.

Tuy nhiên, đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội cũng để lại trong lòng chúng ta những điều cần phải nghĩ suy, day dứt. Vụ nổ pháo hoa ở Mỹ Đình khiến 4 người thiệt mạng có lẽ là sự kiện đáng tiếc nhất của đại lễ. Cũng từ sự kiện này, thành phố Hà Nội đã có một quyết định hết sức "sáng suốt" là chỉ bắn pháo hoa ở Mỹ Đình để giành tiền ủng hộ miền trung đang oằn mình chống lũ. Có lẽ vì vậy, số người tập trung về sân vận động Mỹ Đình để xem màn bắn pháo hoa nghệ thuật quá đông gây ra cảnh tắc đường, kẹt xe kỷ lục. Nhiều người cố gắng chen lấn, xô đẩy nhưng không thể thoát ra khỏi biển người mênh mông để ra ngoài. Phải đến 2 -3 giờ sáng 11/10 tình trạng kẹt, xe, tắc đường mới được vãn hồi.

Không chỉ thế, kết thúc các sự kiện văn hóa được tổ chức trong mười ngày đại lễ bao giờ cũng là tắc đường và ... rác. Rác ngập ngụa khắp mọi nơi. Mặc dù công nhân thu gom rác phải hoạt động suốt ba ca liên tục nhưng cũng không thể xử lý được hàng "núi" rác cứ ùn ùn tống ra đường. Điều đó cho chúng ta thấy ý thức cộng đồng, tinh thần tập thể của một số người tham dự đại lễ còn phải suy nghĩ.

alt


Điều đáng tiếc nữa là khi đại lễ kết thúc, dư luận quan tâm đến chi phí dành cho đại lễ. Đại biểu quốc hội, cử tri cả nước mong muốn được biết số tiền chi cho đại lễ là bao nhiêu. Suốt từ 11/10 đến hết tháng 11, dư luận không nhận được thông tin gì khác ngoài việc "chờ các bộ phận tổng hợp, báo cáo". Chính điều đó khiến dư luận đặt câu hỏi về khả năng quản lý và sử dụng nguồn ngân sách cho sự kiện nghìn năm có một của các cá nhân, tổ chức có liên quan.

Hàng cứu trợ thành giẻ lau: tình yêu thương bị xúc phạm

Cả nước hướng về miền trung ruột thịt với sự quan tâm, chia sẻ và đùm bọc của những người con Lạc cháu Hồng. Biết bao những em nhỏ bớt tiền ăn sáng, dành những bộ quần áo, sách vở của mình để giúp đỡ đồng bào miên trung. Tinh thần dân tộc, ý thực cộng đồng được phát huy cao độ. Có thể nói, trong những ngày đồng bào miền trung đang căng mình chống chọi với bão lũ thì người dân cả nước không bỏ rơi họ, tất cả vẫn dõi theo từng giờ từng phút với tâm trạng lo lắng của những người ruột thịt.

alt

Miền Trung oằn mình chống lũ

Nhưng trớ trêu thay! Khi cả nước người ít, kẻ nhiều gom góp để cứu trợ miền trung thì có một số người lợi dụng nỗi đau, sự mất mát đó để làm giàu cho bản thân. Những bộ quần áo quyên góp bị biến thành giẻ lau xe. Hành động đó đã xúc phạm nghiêm trọng tình yêu thương, sự giúp đỡ hết mình của những người cùng chung bọc trứng. Đó là hành động vô lương tâm, vô nhân tính không thể tha thứ. Dư luận xã hội tỏ ra phẫn nộ trước hành động bất chấp luân thường đạo lý, bất chấp phẩm chất sơ đẳng nhất của con người đó là tình yêu thương đồng loại.

alt
Hàng triệu độc giả phẫn nộ về chuyện quần áo cứu trợ bị biến thành giẻ lau

Không chỉ thể, ở một số địa phương vùng lũ, cán bộ xã còn nhẫn tâm thu lại tiền cứu trợ của dân ngay khi đoàn cứu trợ vừa tặng. Dư luận đặt câu hỏi về động cơ của hành động đó. Phải chăng họ vì lợi ích của những người dân quê hương, hay chỉ muốn lợi dụng tiền cứu trợ để lấp đầy cái túi tham không cùng của mình.

Đau đớn hơn, ở xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế khi những hộ nghèo nhận gạo cứu trợ lũ lụt của Chính phủ được UBND xã phân bổ về, mỗi người nhận gạo phải nộp từ 5.000 đến 10.000 đồng  vào ngày 19-11.

Khi tình thương bị đem bán!_4
Ông Nguyễn Đình Bồng, ở thôn Phước Yên, cho biết ông nhận 30 kg gạo phải nộp 10.000 đồng cho thôn

Mặc dù tình trạng này đã được xã hội lên án, các cơ quan có trách nhiệm can thiệp kịp thời nhưng nó vẫn để lại những nỗi day dứt khó giải tỏa.

Đấu giá ảo hay sự chà đạp lên nỗi đau của đồng bào?

Sự kiện khiến ai cũng phải cười ra nước mắt là vụ đấu giá ảo với tổng số tiền lên đến 75 tỷ đồng được truyền hình trực tiếp trên VTV. Nhiều người cảm thấy xúc động trước hành động tốt đẹp của các đại gia giàu có và bác ái. Nhưng nụ cười chưa kịp nở trên môi đã tắt lịm bởi đó chỉ là những con số ảo.

Khi tình thương bị đem bán!_5

Những người trúng đấu giá đã từ chối nhận sản phẩm bởi nó không như họ tưởng. Nhiều người nói một cách mỉa mai: kinh doanh từ thiện, một vốn một ngàn lời. Quả thật, việc kinh doanh lòng tốt, tình yêu thương (nếu trót lọt) sẽ đem lại hàng tỷ đồng.

Sự kiện này khiến dư luận bức xúc, những người dân đang chịu thiên tai cảm thấy đau đớn vì bị xúc phạm.

Theo TTO.




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC