20080529_chungkhoangtuotdoc.gifChứng khoán ở Việt Nam sụt giảm hàng chục phần trăm chỉ trong một năm

Tờ Straits Times của Singapore hôm 28/5 có bài viết về tình trạng kinh tế Việt Nam của phóng viên thường trú ở Hà Nội, Roger Mitton, với tựa đề: "Down and out".
tinducvietduc.de
xin giới thiệu bài viết này:

Việc này từng đã xảy ra. Đầu thập niên 90, dư luận tràn đầy phấn khởi khi công cuộc đổi mới của Việt Nam bắt đầu tỏ ra hiệu quả.

Nhiều thập kỷ theo đuổi chủ nghĩa cộng sản gần như đã khiến nước này kiệt quệ, nhưng việc chuyển đổi sang các chính sách kinh tế thị trường tự do hơn đã có tác động to lớn.

Mức sống đã được cải thiện và các nhà đầu tư nước ngoài, với kỳ vọng vào thị trường 80 triệu dân, chen nhau đổ vào Việt Nam.

Nhưng sự phấn khích đã sớm xì hơi. Tệ quan liêu, tham nhũng, tâm lý không ưa người nước ngoài cũng như sự cứng nhắc trong hệ thống công quyền đã khiến nhiều nhà đầu tư bỏ chạy.

Cho tới ngày hôm nay, những yếu tố tương tự cộng thêm với khả năng quản lý kinh tế yếu kém đã làm sút giảm uy tín 'chàng trai vàng' của Đông Nam Á.

Dư luận bất mãn

Tình hình đang ngày càng khó khăn ở Việt Nam. Phần đông người dân cho rằng chính phủ hành động quá yếu và quá muộn.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển IDS ở Hà Nội, nhận xét: “Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc nền kinh tế thụt lùi là do các chính sách quản lý yếu kém và thiếu đồng bộ của chính phủ”.

 

T
 Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc nền kinh tế thụt lùi là do các chính sách quản lý yếu kém và thiếu đồng bộ của chính phủ.

 
Tiến sỹ Nguyễn Quang A

Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam hiện nay được coi là cao nhất khu vực Đông Á. Tháng Tư, giá tiêu dùng tăng so với cùng kỳ năm ngoái tới 21,4%.

Thâm hụt mậu dịch năm nay được dự báo sẽ là 25 tỷ đôla, đẩy nước này xuống vị trí cuối bảng trong khu vực.

Tiến sĩ Quang A nói: “Chính phủ lúc nào cũng nói rằng nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu là điều hết sức bình thường. Họ tập trung quá nhiều vào chuyện đạt tỷ lệ tăng trưởng cao mà không chú tâm tới chất lượng của sự phát triển đó”.

Sự thiển cận đó dẫn tới tình trạng thu nhập không đồng đều. Công nhân nhà máy và nông dân tuy kiếm tiền khá hơn trước nhưng mức sống lại giảm. Và một loạt các cuộc đình công nổ ra, vụ sau lớn hơn vụ trước.

Thứ Hai vừa qua, gần bảy nghìn công nhân tại một xí nghiệp sản xuất giầy do Đài Loan làm chủ đã đình công đòi tăng lương và giảm giờ làm.

Một tuần trước đó, ba nghìn công nhân cũng có hành động tương tự tại một nhà máy nhựa của Trung Quốc ở phía bắc Hà Nội. Các khu công nghiệp quanh TP HCM chứng kiến các cuộc đình công gần như hàng tuần.

Các công nhân trung bình thu nhập khoảng 55 đôla một tháng, nhưng họ nói rằng không thể sống bằng đồng lương đó khi giá thực phẩm và xăng dầu tăng hơn 30% .

“Thập tử nhất sinh”

Trong khi đó thị trường chứng khoán Việt Nam, thuộc loại hoạt động yếu kém nhất thế giới, đã sụt tới 63% trong vòng một năm qua.

Ông Phan Hồng Quân, Giám đốc công ty Europe Capital Securities tại Hà Nội, nhận định: "Lý do dẫn tới sự sụt giảm mạnh trên thị trường chứng khoán là do chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ không nhất quán và mang nhiều rủi ro”.

Ông Jonathan Pincus, kinh tế gia cao cấp của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), nói: “Tình hình Việt Nam xấu hơn so với các nước láng giềng bởi lẽ trong năm 2007 nguyên tắc về tài chính và ngân khố đã thất bại và quá trình khắc phục vấn đề này diễn ra lâu hơn trông đợi”.

Như báo điềm gở, công ty đánh giá tín dụng quốc tế Standard & Poor's của Mỹ đã giảm mức độ khả tín của Việt Nam từ ổn định xuống tiêu cực do những lo ngại về chính sách kinh tế vĩ mô.

Như nhiều người đoán, các quan ngại nói trên dường như đã làm chính phủ Việt Nam bất ngờ. Vì nói cho cùng, đất nước này cũng đã có một thập niên mà tỷ lệ phát triển hàng năm khoảng 8%.

Giới trẻ hào hứng với tư tưởng “mua trước, trả sau”, đua nhau sắm những mặt hàng xa xỉ như điện thoại di động Nokia, xe máy Piaggio và quần áo hàng hiệu.

Và khó mà có thể đổ lỗi cho họ, vì bản thân chính phủ cũng vung tay quá trán.

Điều đó dĩ nhiên khiến tỷ lệ lạm phát tăng cao, và từ cuối tháng 11 năm ngoái đã lên mức hai con số. Lúc đó, chính phủ nhấn mạnh rằng mọi thứ vẫn trong tầm kiểm soát, và rằng có thể sớm giảm lạm phát trong khi vẫn duy trì mức độ tăng trưởng 8 - 9%.

Hy vọng đó chẳng mấy chốc tan thành mây khói và chính phủ phải giảm chỉ tiêu tăng trưởng xuống còn 7%. Nhưng ít người tin là Việt Nam có thể đạt được mức đó.

Tháng Sáu này, khi các khoản trợ giá xăng dầu và nhu yếu phẩm được bãi bỏ, lạm phát theo dự báo sẽ tăng tới hơn 30%.

Ít người hy vọng rằng thị trường chứng khoán sẽ hồi phục từ mức “thập tử nhất sinh” như hiện nay, hay sự mất cân bằng cán cân thương mại sẽ sớm được khắc phục.

Suy yếu

Kinh tế gia Pincus nhận xét: “Thâm hụt mậu dịch của Việt Nam trong quý đầu 2008 là 11 tỷ đôla. Nếu tính từ cùng kỳ năm ngoái, nó chiếm tới 40% thu nhập quốc dân GDP”.

“Quốc tế quan ngại rằng Việt Nam không thể đối phó với thâm hụt ở mức đó, và kết quả là tiền Đồng sẽ suy yếu”.

 

T
 Các thị trường nước ngoài quan ngại rằng Việt Nam không thể đối phó với tình hình lạm phạt ở mức đó, và kết quả là tiền Đồng sẽ suy yếu

 
Jonathan Pincus, Kinh tế gia UNDP

Chính phủ cộng sản cầm quyền hiện cũng bị suy yếu. Ngày càng có nhiều người cho rằng các chính sách kinh tế không nhất quán và sai lầm đã dẫn tới cuộc khủng hoảng hiện thời.

Các nhà báo địa phương, vốn gần dân hơn là quan chức đảng Cộng sản, bắt đầu đưa tin về sự bất mãn bằng ngôn từ ngày càng mạnh.

Tuần trước, nhật báo có lượng phát hành lớn là Thanh Niên công kích việc các lãnh đạo đảng dường như không có ý tưởng gì trong khi bất ổn kinh tế đang dâng nhanh.

Xã luận của tờ này có đoạn: “Tăng trưởng 8-9% liệu có ý nghĩa gì nếu như cuộc sống người dân ngày càng kém đi và người nghèo ngày càng nghèo hơn?”

Hồi đầu tháng trước, tờ báo vốn tẻ nhạt Vietnam News giật một cái tít gây xôn xao, khiến người ta suy đoán về khả năng tồn tại của chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Bài báo, sau đó được nhiều tờ báo nhà nước đăng lại, loan tin Bộ Chính trị đã đưa ra các khuyến nghị về kinh tế. Và thế là dư luận bắt đầu đồn đoán về ý nghĩa của việc Bộ Chính trị ra lệnh cho ông Dũng và nội các của ông.

Nhận định chung hiện nay là đang có sự chia rẽ trong Bộ Chính trị, giữa những người ủng hộ cách tiếp cận quốc tế của ông Nguyễn Tấn Dũng và những người theo đuổi đường lối dân tộc chủ nghĩa, như Tổng bí thư Nông Đức Mạnh.

Trước khi xảy ra sự xáo động về kinh tế, chiếc ghế của ông thủ tướng dường như khá chắc chắn. Nhưng nay rõ ràng là vị trí của ông sẽ bị ảnh hưởng nếu nền kinh tế ốm yếu của Việt Nam không sớm hồi phục.

Nội dung bài phản ánh quan điểm của tác giả, không phải của tintucvietduc.de.

 




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC