100% mẫu thịt gia súc, gia cầm tại 5 tỉnh phía Nam đều bị nhiễm vi khuẩn E.coli vượt mức cho phép của Bộ Y tế. Đây là loại vi khuẩn có thể gây bệnh nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng máu, viêm màng não, theo Viện Pasteur, TPHCM.

Làm gì trước thực trạng 100% mẫu thịt lợn, gà, vịt bị nhiễm khuẩn gây viêm não? - 0

Thông tin trên được Viện Pasteur, TP.HCM công bố trong Hội nghị khoa học diễn ra ngày 8/12 tại Viện. Theo đó, trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 8/2017, Viện tiến hành lấy 150 mẫu thịt tươi sống gồm 2 mẫu thịt vịt, 58 mẫu thịt gà và 90 mẫu thịt lợn từ các chợ tại Bà Rịa – Vũng tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM, Bình Phước để kiểm nghiệm các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Kết quả cho thấy, toàn bộ 100% mẫu thịt gia súc, gia cầm (nói trên) đều bị nhiễm vi khuẩn E.coli vượt mức cho phép của Bộ Y tế. Đây là loại vi khuẩn có thể gây bệnh nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng máu, viêm màng não. Ngoài ra, E.coli còn có thể gây các bệnh đường ruột như viêm đại tràng xuất huyết dẫn đến tán huyết có khả năng gây suy thận.

Làm gì trước thực trạng 100% mẫu thịt lợn, gà, vịt bị nhiễm khuẩn gây viêm não? - 1

100% mẫu thịt gia súc, gia cầm tại 5 tỉnh phía Nam đều bị nhiễm vi khuẩn E.coli vượt mức cho phép của Bộ Y tế. (Ảnh: tolam.org)

Ngoài lấy các mẫu thịt gia súc, gia cầm Viện Pasteur cũng tiến hành lấy 147 mẫu thủy sản tươi sống (chem chép, hàu, nghêu, sò) kiểm nghiệm. Kết quả cho thấy 94/147 mẫu có mức độ nhiễm E.coli nặng, tập trung ở các mẫu sò (sò huyết, sò lông, sò dương, sò sữa, sò dẹo).

Tình trạng gia súc, gia cầm, thủy sản nhiễm vi khuẩn E.coli đang trực tiếp gây nguy hại cho sức khỏe người sử dụng. Phân tích của Viện Pasteur cho thấy, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới nhiễm vi khuẩn E.coli là do thủy sản sống trong môi trường bị ô nhiễm; điều kiện vệ sinh rất kém tại các lò giết mổ gia súc, gia cầm và những nơi bày bán, chế biến thực phẩm. Ngoài ra, nguồn nước bị nhiễm khuẩn cũng tạo ra sự vấy nhiễm trong các công đoạn cắt tiết, làm lông… do đó việc lựa chọn thực phẩm an toàn hiện tại rất khó khăn. Vì vậy, để đảm bảo an toàn sức khỏe trước tình trạng này, trong việc chế biến thực phẩm phải đảm bảo các bước:

Vệ sinh

Đây là việc làm đơn giản nhưng rất quan trọng mà bạn cần phải thực hiện để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm khuẩn E.coli cho cơ thể, đặc biệt là sau khi bạn chế biến thực phẩm từ các nguồn nhiễm E.coli.

Tốt nhất là bạn nên sử dụng các loại xà phòng diệt khuẩn để làm sạch bàn tay trước và sau khi tiếp xúc với thực phẩm.

Nấu chín thực phẩm

Các loại thực phẩm sống luôn ẩn chứa nhiều loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Vì vậy, bạn cần phải nấu chín thức ăn trước khi sử dụng. Tuyệt đối không ăn sống những loại thực phẩm thịt này dưới bất kỳ dạng nào.

Đối với các loại thịt như thịt bò, lợn… hãy nấu chín chúng ở nhiệt độ ≥ 70o C (nên sử dụng một nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ).

Đối với các loại rau xanh, hãy nấu chúng trong 15 giây ở nhiệt độ ≥ 70o C sẽ giết chết các vi khuẩn E.coli.

Rửa sạch rau củ và dụng cụ làm bếp

Để phòng ngừa nhiểm khuẩn E-coli một cách hiệu quả hơn, bạn cũng đừng quên tạo thói quen rửa sạch rau củ và thường xuyên vệ sinh các dụng cụ bếp.

Hãy phân loại các loại thớt dành cho việc chế biến thịt sống, thịt chín, trái cây để phòng ngừa nhiễm khuẩn chéo.

Sau khi sử dụng thớt, bạn nên rửa sạch thớt ngay lập tức với hỗn hợp chanh muối hoặc dung dịch diệt khuẩn để giảm thiểu tối đa vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của bạn.

Bảo quản thức ăn

Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại. Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn, Hạn chế dự trữ thức ăn sống trong tủ lạnh.

Thức ăn sống và chín không được để gần nhau và đậy cẩn thận, tránh llay6 nhiễm chéo. Nấu lại thức ăn thật kỹ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng và nhất thiết phải được đun kỹ lại.

 

Nguồn: Cao Sơn

DKN.TV




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC