Những tai nạn thương tâm
Quán bia, rượu hoạt động thâu đêm
Trên các ngõ, phố của Hà Nội, cứ mỗi buổi chiều tan tầm, các quán nhậu từ bình dân đến cao cấp đều tấp nập người ra vào. Dân nhậu ngày càng được trẻ hoá. Với người trẻ, nhậu được coi là phương thức giao tiếp hữu hiệu, là chìa khóa mở nhiều cánh cửa trong quan hệ xã hội.
Chia sẻ về vấn đề này, nhà văn Trần Thị Trường bày tỏ, văn hóa uống bia, rượu tại Việt Nam hiện nay đã khác so với trước đây. Nếu như thời xưa rượu, bia để nếm và thưởng thức thì ngày nay nó đã trở nên thái quá, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe; từ đó tạo nên một trào lưu, một nét xấu trong văn hóa của người Việt.
“Quy tắc uống rượu xưa là “tam tước bất thức”, tức là uống ba chén là đủ. Uống hết ba chén là tự giác bỏ xuống, rút lui khỏi bàn tiệc để không bị “loạn tính”, mất kiểm soát… Người xưa luôn làm chủ được bản thân, mọi lúc, mọi nơi kể cả lúc vui nhất cũng vẫn phải tính táo, thủ lễ, không đánh mất mình”, nữ nhà văn Tường cho biết.
Tuy nhiên hiện nay, văn hóa uống rượu trở nên xô bồ, kém văn minh và gây nhiều hệ luỵ. Nếu như trước kia thưởng rượu để đàm đạo, hội ngộ người tri kỷ và không mượn rượu một cách tùy tiện thì ngày nay mọi người có đủ lý do để uống rượu như gặp đối tác, giải tỏa tâm trạng, thậm chí là thi uống với nhau. Cách uống rượu cũng có nhiều biến tướng như nhằm để thể hiện bản thân. Nhiều người uống không biết kiểm soát và không biết từ chối.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu, bia cao và tỷ lệ này ở cả hai giới đều đang gia tăng. Năm 2010 có 70% nam và 6% nữ giới trên 15 tuổi có uống rượu, bia trong 30 ngày thì đến năm 2015 tỷ lệ này đã tăng lên tương ứng là 80,3% ở nam giới và 11,6% ở nữ giới.
Nghiêm trọng hơn, theo số liệu năm 2015, 44,2% nam giới uống rượu, bia ở mức nguy hại (trong 30 ngày có ít nhất một lần uống từ 60 gram cồn trở lên), tình trạng này cũng rất phổ biến trong nhóm lao động có việc làm là nam giới với hơn 38%. Chưa hết, báo cáo cũng thể hiện có tới 88,5% hộ gia đình có người uống rượu, bia trong 12 tháng; 80% người uống rượu bia trong 30 ngày; đặc biệt 46% hộ gia đình có ít nhất một người uống bia rượu ở mức nguy hại.
Ước tính tổng gánh nặng trực tiếp của 6 bệnh ung thư mà rượu, bia là một trong những nguyên nhân chính là 25.789 tỷ đồng, chiếm 0,25% tổng GDP năm 2017. Chi phí giải quyết hậu quả của t.ai n.ạn giao thông liên quan đến rượu, bia chiếm tới 1% GDP (khoảng 50.000 tỷ đồng theo GDP năm 2017). Năm 2017, chi phí của người dân cho tiêu thụ chỉ riêng đối với bia gần 4 tỷ USD.
Sức khỏe giới trẻ đang bị tàn phá
Mới đây, tiến sĩ Phạm Việt Cường, trường Đại học Y tế Công cộng đã công bố số liệu tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở thanh, thiếu niên rất đáng lo ngại. Cụ thể, lứa tuổi sử dụng rượu, bia tại Việt Nam đang ngày càng trẻ hóa. Xu hướng này gây ra các hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe đối với giới trẻ. Tỷ lệ uống rượu, bia ở tuổi vị thành niên và thanh niên là 79,9% đối với nam và 36,5% đối với nữ. Khoảng 66,5% nam và 22% nữ trong độ tuổi này đã từng bị say rượu, bia.
Sử dụng rượu, bia ở tuổi vị thành niên, thanh niên có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Não bộ của vị thành niên dễ bị tổn thương bởi rượu, bia. Đặc biệt, tuổi sử dụng càng sớm thì nguy cơ lệ thuộc, nghiện rượu bia càng cao.
Không chỉ gây nên những hậu quả về thể chất mà trẻ vị thành niên, thanh niên sử dụng rượu bia cũng dễ gây nên những hậu quả về mặt xã hội. Theo nghiên cứu của Học viện Cảnh sát tại 11 tỉnh năm 2015 thì phạm pháp hình sự liên quan đến rượu, bia trong độ tuổi trước 30 chiếm tới 70%.
“Nguyên nhân vi phạm pháp luật do sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn chủ yếu nằm trong độ tuổi 16 - 30. Nhóm tuổi này rất bồng bột, cá tính, năng động, thích thể hiện bản thân cũng như chưa có suy nghĩ chín chắn về lời nói, hành động của mình. Đây cũng là lứa tuổi có nhiều các mối quan hệ trong xã hội, dễ bị ảnh hưởng lớn bởi tâm lý đám đông, dễ bị lôi kéo, kích động dẫn đến thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật”, tiến sĩ Phạm Việt Cường nhận định.
Còn theo thống kê của GLOBOCAN (một dự án của Tổ chức nghiên cứu Bệnh ung thư toàn cầu) năm 2018, tỷ lệ t.ử vo.ng do ung thư gan có liên quan đến sơ gan do rượu tại Việt Nam là 25.000 người. Như vậy, số người t.ử vo.ng do các bệnh bắt nguồn từ việc nghiện rượu cao gấp hai lần so với t.ai n.ạn giao thông.
Ngoài ra, rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp gây ra 30 bệnh về tim mạch, các bệnh tâm thần, tiêu hóa, tổn thương hệ miễn dịch… và gián tiếp gây ra khoảng 200 bệnh khác. Rượu, bia là chất gây ung thư đối với con người (như ung thư khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan và ung thư vú ở phụ nữ) và uống ở mức độ nào cũng có nguy cơ gây ung thư. Uống càng nhiều thì nguy cơ ung thư càng tăng. Ngoài ra, các vụ ngộ độc rượu có hàm lượng methanol cao cũng đang cướp đi sinh mạng của nhiều người.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, từ năm 2007 đến tháng 3/2017, toàn quốc ghi nhận 18 vụ ngộ độc rượu có hàm lượng methanol cao (1,6 vụ/năm) làm 192 người ngộ độc, 45 trường hợp t.ử v.on.g. Ngộ độc rượu có hàm lượng methanol cao chiếm 31,2% tổng số vụ ngộ độc và chiếm 45,9% tổng số vụ t.ử v.ong do ngộ độc rượu. Các vụ ngộ độc rượu có hàm lượng methanol cao tập trung nhiều nhất tại khu vực Đông Nam Bộ (8 vụ làm 35 người mắc và 14 người c.h.ết) và đồng bằng Bắc Bộ (4 vụ làm 27 người mắc và 7 người c.h.ết).
Đã có hàng chục vụ t.ử vo.ng do ngộ độc rượu, bia; hàng triệu người ngày càng tiều tụy, thân tàn ma dại hay vô vàn những hệ lụy từ rượu, bia mà ra. Tuy nhiên, việc xây dựng dự thảo về Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia để tiến tới ban hành luật vẫn vấp phải nhiều vướng mắc vì cái lợi trước mắt khi doanh thu rượu, bia luôn là con số “khủng”.
(Còn nữa)
Nguồn: Tuổi trẻ thủ đô