''Hàng nào tử tế thì nó dùng đường kính còn hàng nào bất chấp thì nó dùng đường hóa học, vừa rẻ mà lại ngọt gấp cả chục lần...''.

Nước mía là đồ uống được mọi người yêu thích trong những ngày hè oi bức này. Một ly nước mía có giá từ 7.000 - 15.000 thậm chí cá biệt có nơi giá chỉ 5.000 đồng một ly.

Nước mía không chỉ có hương vị tuyệt vời, mà còn cung cấp năng lượng cho cơ thể, cải thiện tình trạng mệt mỏi. Giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tật như, chữa bệnh vàng da, ngăn ngừa sỏi thận, giải độc gan, ngừa mụn, làm đẹp da, thậm chí nước mía còn giúp ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

Tuy nhiên, trong quá trình chế biến, nhiều cửa hàng nước mía đã sử dụng những tiểu xảo, mánh khóe để có thể thu được mợi nhuận cao nhất, mà không quan tâm đến chất lượng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng.

Tiểu xảo vi diệu: Đường hóa học làm ra ly nước mía 5 ngàn - 0

Nước mía giải khát được bán tràn lan trên phố vào mùa hè

Những tiểu xảo... vi diệu

Trong vai một người muốn mua một chiếc máy ép nước mía, phóng viên đã liên hệ với một cửa hàng chuyên cung cấp loại máy này.

Được biết, mỗi chiếc máy ép mía có giá dao động từ 3 triệu đến 15 triệu đồng.

Muốn nước mía ngọt hơn thì có thể làm thêm một hộc đường bên trong máy.

Trong quá trình ép mía lượng đường này sẽ tự động chảy ra cùng với nước ép được mà người sử dụng sẽ không thể phát hiện ra được.

Khi đặt vấn đề là có cách nào giúp cho lượng nước mía khi ép được nhiều hơn và ngọt hơn không, thì nhân viên kinh doanh của cửa hàng này trả lời là có.

Ngoài ra, anh này còn cho biết thêm: ''Nếu muốn nhiều nước hơn nữa thì có thể liên hệ với mấy nhà máy cơ khí, chế thêm một chiếc phễu bên trong máy để chứa nước, đồng thời đặt sẵn tỷ lệ đường, mía, nước sao cho phù hợp. Làm được như vậy thì lượng nước sau ép có thể tăng 1/3 mà vị thì không đổi''.

Tiểu xảo vi diệu: Đường hóa học làm ra ly nước mía 5 ngàn - 1

Trao đổi với báo Phụ nữ TP HCM, ông Quốc Thiên (50 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội), một người có thâm niên trong nghề bán nước mía ở bến xe Mỹ Đình, hiện đã ''giải nghệ'' cho biết:

''Thông thường 1 bó mía có giá 70 - 80 ngàn, ép ra được khoảng 20 - 30 ly nước. Nếu bán với giá 10 ngàn đồng 1 ly, trừ các chi phí đi mỗi bó chỉ lãi được khoảng 50 - 100 ngàn. Tính ra, lượng thu nhập như vậy không bằng bán trà đá, mà lại vất vả hơn nhiều.

Mía đầu mùa còn ngọt thì không nói, càng về sau mía càng chua và khó bán. Chính vì vậy, nhiều cửa hàng đã chế thêm một ngăn chứa đường bên trong máy. Mỗi lần ép nó tự động thêm đường vào nước mà người mua không hề biết.

Hàng nào tử tế thì nó dùng đường kính (Đường tinh luyện - PV) còn hàng nào bất chấp thì nó dùng đường hóa học, vừa rẻ mà lại ngọt gấp cả chục lần...''

Ông Thiên chia sẻ thêm, nước mía pha đường thì vị mía vẫn thế, cộng với mùi của chanh quất được thêm vào khi ép mía thì rất khó có thể phát hiện.

Một khi nước đã ngọt rồi thì có nhiều cách để tăng lượng nước ví dụ như, cho thêm nhiều đá mà không lo bị nhạt.

Ngoài ra còn một cách nữa đó là, thêm trực tiếp nước bằng một chiếc phễu được thiết kế bên trong hộp chứa máy. Chiếc phễu này sẽ tự động thêm lượng nước phù hợp với lượng đường cho thêm.

"Với cách làm như vậy, mỗi ly nước mía họ có thể lãi gấp đôi mà giá bán vẫn vậy. Khách đến mua nườm nượp mà không hề biết rằng mình đang bị lừa, cái gì cũng có giá của nó cả'' ông Thiên nói.

Tác hại của đường hóa học đến sức khỏe của con người là vô cùng nguy hiểm. Chưa kể quy trình chế biến nước mía không đảm bảo vệ sinh mà chúng ta có thể bắt gặp ở bất kì một quán nước mía nào, có lẽ nhiều người sẽ phải cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng món đồ uống này.

Theo PNO




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC