Trong các bữa tiệc, yến hội, người ta đều thích chạm cốc uống rượu để tăng thêm không khí vui mừng, long trọng, nhưng chúng ta có biết nghi thức của tập quán này bắt nguồn từ đâu?

new years eve 1905144 640

Hành động cụng ly không đơn giản là thói quen bàn nhậu, mà còn được chú trọng nâng lên là nét văn hóa. Nó có thể đem lại sự thành công trong công việc, sự kính nể, hay đôi khi nó nói lên cá tính của mỗi con người.Ở các nước trên thế giới cách cụng ly cũng mang ý nghĩa riêng, đa dạng và khác biệt.

Đi nhiều thì sẽ biết nhiều hơn về văn hóa nơi bạn đến, nhưng tìm hiểu trước khi có một cuộc hành trình điều đó sẽ làm cho cuộc chơi thú vị hơn. Khải Mai sẽ giúp bạn trở thành nhà thông thái khi hiểu về nét văn hóa tưởng đơn giản nhưng không hề dễ này nhé!

1. Văn hóa cụng ly

Vì sao khi uống bia, rượu hay cụng ly?

Trong các bữa tiệc, yến hội, người ta đều thích chạm cốc uống rượu để tăng thêm không khí vui mừng, long trọng, nhưng chúng ta có biết nghi thức của tập quán này bắt nguồn từ đâu?

Có người cho rằng tập quán chạm cốc uống rượu bắt đầu có từ thời La Mã cổ đại. Khi đó, để coi trọng sức mạnh, người ta thường tổ chức những cuộc đấu võ.

Trước khi vào cuộc, các đấu sỹ thường uống rượu để tỏ lòng tôn trọng và khích lệ lẫn nhau. Nhưng để đề phòng những kẻ có lòng dạ bất chính cho thuốc độc vào rượu của đối phương, người ta nghĩ ra cách là trước khi vào đấu, hai đấu sĩ đều đổ ít rượu trong cốc của mình vào cốc của đối phương, để cho thấy rằng trong việc uống rượu không có sự gian trá.

Trong khi thực hiện động tác này, hai chén rượu tất nhiên phải chạm vào nhau. Về sau nghi thức này dần dần trở thành một nghi lễ trong các bữa tiệc.

Có quan điểm cho rằng tập quán chạm cốc khi uống rượu có từ thời đại cổ Hy Lạp. Người Hy Lạp thời cổ đại vốn rất thích uống rượu. Người ta nghĩ rằng trong khi uống rượu sẽ có rất nhiều bộ phận trong cơ thể con người có thể cùng tham gia hưởng thụ hoạt động thú vị này. Mũi thì được ngửi mùi thơm của rượu, mắt thì được ngắm màu sắc của rượu, lưỡi có thể thưởng thức vị ngon của rượu. Nhưng chỉ hai tai là không được thưởng thức gì cả.

Vậy cho nên người ta đã bổ sung được sự thiếu sót này bằng cách trước khi uống rượu ta cho cốc chạm vào nhau, như thế tai sẽ được nghe thấy tiếng những cốc rượu vang lên khi chạm vào nhau và cũng được hưởng cái thú vui khi uống rượu. Sau đó việc chạm cốc khi uống rượu đã trở thành phong tục tập quán.

Văn hóa cụng ly.

Để trở thành người có “Văn hóa cụng ly” đầu tiên là việc bạn phải xác định rõ ai là chủ tiệc. Có thể dựa theo độ tuổi, cấp bậc, hay vị trí. Chỉ khi người chủ tiệc nâng ly, tuyên bố lý do, thì sau đó màn cụng ly mới được bắt đầu.

Sau khi xác định chủ tiệc, bạn sẽ phải xác định những đối tượng cụng ly tiếp theo là những ai. Điều này hết sức quan trọng vì nó sẽ quyết định thái độ của bạn trong cả cuộc nhậu.

Cụng ly với bố vợ tương lai hay sếp đương nhiên sẽ khác với mấy thằng bạn.

Cụng ly với người mới quen khác với người đã thân. Xác định đối tượng cụng ly còn giúp bạn xác định cả vấn đề chia tiền sau khi tàn cuộc.

Thường thì khi cụng ly với người lớn hơn mình, chúng ta sẽ phải để miệng ly thấp hơn miệng ly của đối tượng 1-2cm.,, tay còn lại cũng để ở cổ tay cầm ly để thể hiện thái độ tôn kính. Đối với cấp trên, miệng ly của mình cũng sẽ để thấp hơn,. 

Còn đối với bạn bè thì rất dễ, chỉ cần ly chạm nhau lên tiếng và “dzô dzô chạm cốc”- dĩ nhiên cũng còn tùy mức độ bạn bè. Đối với những người khi lần đầu bạn gặp, để tỏ lòng tôn trọng, bạn cũng nên hạ thấp miệng ly của mình khi cụng ly. Đó giống như một phép lịch sự vậy.

2. Cách cụng ly ở nhiều nước trên thế giới

Armenia

Mỗi bàn đều có một tamada (người kêu gọi cụng ly), chịu trách nhiệm nói lời chúc mừng cũng như gây sự chú ý khiến mọi người cùng vui vẻ. Nếu bạn uống bia, hãy rót đầy cốc cho một người khác bằng chai của mình. Người uống cuối cùng của lần này sẽ trả tiền uống cho mọi người lần tiếp theo.

Khi cụng ly nói: Կէնաձդ (gen-ots-it)

Đức

Khi nâng cốc chúc mừng, đồng thời phải cùng nhìn vào những người khác. Nếu không, bạn sẽ phải chịu hậu quả là 7 năm chuyện "mây mưa" không tốt lành. Khi uống ở Đức bạn nên nhớ chạm ly phát ra tiếng kêu leng keng với những người đi cùng mình. 

celebrate 1786189 640

Khi cụng ly nói: Prost (prohst) lúc uống bia và Zum wohl (sum vohl) cho các đồ uống khác.

Hàn Quốc và Trung Quốc

Khi cụng ly, người Hàn thường nói: 건배 (gun-bay). Tương tự người Nhật, phong tục nhận và trao đồ uống cho người khác là rất quan trọng. Người phục vụ sẽ rót đồ uống từ chai và người nhận sẽ giữ ly bằng cả hai tay.

Pháp và Ý

Khác với Trung Quốc, người Pháp lại không bao giờ rót đầy ly, họ thích tận hưởng từng ngụm rượu nhỏ một cách nhẹ nhàng, từ tốn. Cách nói cụng ly ở Pháp là: Santé (sahn-tay).

Đi xa về phía Bắc u, các bữa tiệc tại Ý sẽ vui và khí thế hơn nếu hô Salute (Sà-lút). Nếu bạn đang có cảm tình hoặc muốn lấy lòng tin từ ai đó, đừng ngại ngần nhìn vào mắt đối phương khi uống.

Cộng hòa Czech

Người Czech không bao giờ đặt chéo cánh tay lúc nâng cốc chúc mừng. Nếu không theo luật này, đời sống tình cảm của bạn có thể gặp nguy.

Khi cụng ly nói: Na zdraví (naz-drah vi)

Ireland

Nếu đang sắm đồ cho mình, bạn cũng nên mua thêm thức uống cho người khác. Tuy nhiên, không cần lo lắng quá vì người đó sẽ góp tiền trả cùng bạn vào cuối buổi uống.

Khi cụng ly nói: Sláinte (slawn-cha)

Hungary

Nếu không muốn bị tấn công ở Hungary, bạn đừng chạm ly phát ra tiếng leng keng. Luật này có liên quan tới một sự kiện pháp lý năm 1849 của nước này - xử tử vị tướng nổi loạn 13 Martyrs of Arad. Truyện xưa kể lại là một nhóm quân người Áo ăn mừng bằng cách cụng bia leng keng vì các cuộc cách mạng ở Hungary đã lụi tàn.

Khi cụng ly nói: Egészségedre (egg-esh ay-ged-reh)

Nga

Ở Nga, mọi người có phong tục nói một lời chúc mừng dài trước mỗi lần uống hết cốc. Một khi bạn cầm ly của mình thì khó lòng đặt xuống được nếu chưa cạn hết.

Khi cụng ly nói: Будем здоровы (boo-dem zdo-ro-vee-eh)

Nhật Bản

Tại Nhật Bản, bạn không bao giờ được tự rót đồ uống cho mình. Điều đó khiến bạn có cảm giác mình giống như ông chủ vậy. Tuy nhiên, bạn vẫn phải rót đồ cho những người cùng uống với mình.

Khi cụng ly nói: 乾杯 (kan-pie)

Việt Nam

Khác đi một chút, người Trung Quốc sẽ nói: 干杯 (gan-bay). Họ thường thích rót rượu tràn ly để biểu trưng cho tình cảm tràn đầy. Khi nâng ly, người Trung Quốc sẽ giữ cho ly của mình thấp hơn ly rượu của chủ nhà và người già hơn để tỏ ý tôn trọng.

20170127 01 12 1 cung ly

Ảnh: thanhnien.vn

Không “phức tạp” như các nước bạn, cách cụng ly ở Việt Nam khá đơn giản, có phần hào hứng hơn và đã trở thành câu cửa miệng không thể thiếu trên mỗi bàn tiệc.

Với nhóm chiến hữu thân tình, cánh mày râu thường chẳng nói nhiều, chỉ cần “Dzôôô!” thay cho lời chào lâu ngày không gặp, lời chúc sức khỏe, lời động viên, chia sẻ niềm vui và là cách để bày tỏ sự “hợp rơ” của cả nhóm.

Bạn bè đôi khi không cần gì hơn thế, chỉ cần ngồi chung một bàn, cùng chia sẻ thì tình bạn sẽ càng thêm gắn kết. Cụng ly bia - đầy tình chiến hữu.

Nguồn: VietnamNet




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC