Từ vụ sạt lở kinh hoàng tại Đà Lạt vào rạng sáng ngày 29/6 vừa qua, ông Hoàng Văn Đại, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, người dân có thể nhận biết khả năng xảy ra sạt lở đất bao gồm:
mưa nhiều ngày, mưa lớn; khi các rãnh thoát nước mưa trên các sườn dốc (đặc biệt là những nơi hội tụ dòng chảy) xuất hiện các vết sạt, trượt lở, thay đổi hướng dòng chảy; hàng rào, tường chắn, cột điện, cây cối bị nghiêng hoặc di chuyển; cửa nhà hoặc cửa sổ bị kẹt, không thể mở ra. Vết nứt mới xuất hiện trên tường, trần thạch cao, gạch nền.
Vụ sạt lở kinh hoàng tại Đà Lạt vào rạng sáng ngày 29/6.
Cũng theo ông Đại, trong thời gian tới, tại khu vực Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt bước vào thời kỳ mưa lũ chính vụ, với nguy cơ mưa lớn kéo dài nhiều ngày, người dân tại thành phố Đà Lạt luôn đề cao cảnh giác với các hiện tượng mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất.
Vụ sạt lở kinh hoàng ở Đà Lạt: Chuyên gia cảnh báo dấu hiệu sạt lở sớm
Chính vì vậy, người dân chủ động các công tác phòng tránh như cần thường xuyên theo dõi thông tin thời tiết, cảnh báo thiên tai từ thông tin đại chúng và các cơ quan chức năng trong mùa mưa bão; tham gia đầy đủ các chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác phòng chống thiên tai.
Đồng thời, thường xuyên theo dõi thông tin sạt lở đất, thông báo cho chính quyền và những người xung quanh khi có dấu hiệu sạt lở đất. Sẵn sàng sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền địa phương.
Khi nghe hoặc nhận thấy những dấu hiệu đã nêu ở trên, nhanh chóng chạy ra khỏi nơi nguy hiểm.
Nguồn: Báo điện tử DÂN VIỆT