Việc hạ cánh lên Mặt Trăng ngày càng khó hơn 50 năm về trước (Ảnh minh họa: Futura Science).
Con đường tới Mặt Trăng có vẻ nguy hiểm, nhiều người đã lợi dụng vô số thất bại trong những năm gần đây để tuyên bố rằng, các sứ mệnh Apollo trong quá khứ chỉ là câu chuyện truyền thông, hoàn toàn không có thật.
Trên thực tế, hạ cánh trên Mặt Trăng ngày nay khó hơn 50 năm trước rất nhiều. Vệ tinh của chúng ta (Mặt Trăng) đang chứng tỏ nó nguy hiểm trong những năm gần đây, bằng việc rất nhiều sứ mệnh đã thất bại trong quá trình khám phá nó.
Dưới đây là một số sứ mệnh thất bại trên Mặt Trăng:
Slim (Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản): Hạ cánh thành công lên Mặt Trăng, nhưng tàu thăm dò không thể sạc năng lượng mặt trời, điều đó có nghĩa là nó không thể hoạt động.
Peregrine (Công ty Astrobotic, Hoa Kỳ): lỡ hẹn do rò rỉ nhiên liệu từ động cơ phụ.
Luna 25 (Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos, 2023): Tàu thăm dò va chạm với bề mặt hành tinh sau khi không theo quỹ đạo hạ cánh.
Hakuto-R (Công ty Ispace, Nhật Bản, 2022): Thất bại khi hạ cánh lên Mặt Trăng do lỗi phần mềm.
Chandrayaan-2 (Isro, Ấn Độ, 2019): hạ cánh xuống Mặt Trăng không thành công do lỗi phần mềm.
Beresheet (SpaceIL, Israel, 2019): thất bại trong việc hạ cánh lên Mặt Trăng sau sự cố với động cơ chính.
Nhưng Mặt Trăng không phải là không thể tiếp cận, nó thể hiện qua việc hạ cánh thành công từ các tàu thăm dò Chang'e 4, 5 và 6 của Trung Quốc, hay tàu (Chandrayaan-3) của Ấn Độ, thậm chí là sự thành công của tàu thăm dò trong sứ mệnh Artemis I, quanh vệ tinh của chúng ta.
Khó khăn trong quá trình hạ cánh
Nga và Hoa Kỳ là hai cường quốc đã thành công trong một số sứ mệnh Apollo và Luna. Họ đã thực hiện các sứ mệnh trên Mặt Trăng từ năm 1976 đối với Nga (Liên Xô vào thời điểm đó) và năm 1972 của Hoa Kỳ.
Các chương trình Mặt Trăng của Nga và Mỹ bị gián đoạn đột ngột và lãng quên quá lâu nên di sản của họ được bảo tồn kém. Do đó, người Nga và Mỹ buộc phải phát minh lại bánh xe để quay trở lại Mặt Trăng.
Khó khăn đặc biệt liên quan đến việc kiểm soát lực đẩy cần thiết của các động cơ trong quá trình hạ cánh của tàu vũ trụ, vốn đã rất phức tạp. Một số tài liệu hướng dẫn về vấn đề này vẫn còn, nhưng những nhân viên làm việc trong các chương trình cũ hiện đã nghỉ hưu hoặc qua đời.
Chênh lệch lớn về ngân sách
Lên Mặt Trăng rất tốn kém về ngân sách. Những người chỉ trích sứ mệnh mặt trăng Apollo, cho rằng Hoa Kỳ lên Mặt Trăng cách đây 50 năm chỉ với 25 tỷ USD.
Tàu thăm dò Slim của Nhật Bản mới đây đã hạ cánh thành công lên Mặt Trăng, song nó không thể hoàn thành toàn bộ sứ mệnh do các tấm pin năng lượng không thể sạc (Ảnh: JAVA).
Nếu tính đến sự mất giá, ngân sách từ chương trình mặt trăng Apollo ngày nay lên đến 300 tỷ USD, gần tương ứng với ngân sách nhà nước Pháp. Đây là con số khổng lồ so với ngân sách hiện tại của chương trình Artemis (NASA), ước tính từ 25 đến 50 tỷ đô.
NASA hiện không thể huy động thêm kinh tế cho Artemis, do đó cơ quan này đã chuyển sang ngành công nghiệp vũ trụ để tạo ra nền kinh tế mặt trăng bằng việc hợp tác với SpaceX và Blue Origin.
Mục đích để giúp NASA phát triển tàu đổ bộ và tham gia chương trình thám hiểm robot (CLPS). NASA cũng đang trông cậy vào hai công ty này để học lại cách hạ cánh trên Mặt Trăng.
Thất bại không phải là lựa chọn
Các sứ mệnh mặt trăng từ chương trình Apollo trong quá khứ vô cùng mạo hiểm. NASA đã đấu tranh để đảm bảo rằng: "Tất cả các phi hành gia đều sống sót trở về Trái Đất".
Ngày nay, câu thần chú thiết yếu này có ý nghĩa rất lớn trong việc thiết kế các sứ mệnh và cơ sở hạ tầng của Chương trình Artemis.
Mỗi con tàu phải cung cấp đủ các hệ thống dự phòng để đảm bảo an toàn cho các phi hành gia trong trường hợp xảy ra sự cố. Điều này khiến việc nghiên cứu trở nên mất thời gian và tốn kém hơn rất nhiều.
Đây là một số lý do đủ để giải thích tại sao việc quay trở lại Mặt Trăng lại mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Các cơ quan vũ trụ lựa chọn một điều, các sứ mệnh Mặt Trăng thà chậm nhưng nó phải thành công.