Robot thay thế con người trong việc đóng gói hàng (Ảnh minh họa: Telesatelite).
Tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) đến thị trường việc làm trên thế giới đang rất rõ ràng, nó tạo ra các ngành nghề và cung cấp nhiều công cụ mới hỗ trợ doanh nghiệp.
AI cũng sẽ thay thế một số việc làm đang tồn tại. Nhưng lĩnh vực công nghệ này mới chỉ ở giai đoạn sơ khai và nó sẽ làm rung chuyển nền kinh tế toàn cầu.
Theo Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Kristalina Georgieva, có tới 40% việc làm có thể bị ảnh hưởng bởi trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là ở các nước phát triển.
Bà cảnh báo: "Chúng ta đang ở trên đỉnh của một cuộc cách mạng công nghệ có thể thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu và tăng thu nhập trên toàn thế giới, nhưng nó cũng có thể khiến nhiều việc làm biến mất và làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng".
Nhiều rủi ro hơn
Trong lịch sử, tự động hóa và công nghệ thông tin có xu hướng ảnh hưởng đến các công việc có sự lặp lại như lắp ráp máy móc, đóng hàng. Nhưng một trong những yếu tố khiến AI trở nên độc đáo là khả năng tác động đến những công việc đòi hỏi kỹ năng quan trọng.
Giám đốc Kristalina Georgieva giải thích: "Các nền kinh tế tiên tiến phải đối mặt với rủi ro lớn hơn do AI gây ra, nhưng họ cũng có nhiều cơ hội hơn để sử dụng lợi ích của nó".
Do đó, có tới 60% việc làm có thể bị ảnh hưởng bởi trí tuệ nhân tạo ở các nền kinh tế thuộc các quốc gia đang phát triển.
Một nửa số ngành nghề trong lĩnh vực kinh tế sẽ được hưởng lợi với năng suất công việc tăng lên và nửa còn lại, AI sẽ thay thế con người thực hiện các nhiệm vụ quan trọng.
Sự phát triển kéo theo rủi ro, tăng nguy cơ làm giảm số lượng việc làm và đẩy mức lương giảm. Đáng chú ý, một số ngành nghề nhất định sẽ biến mất.
Bà Kristalina Georgieva, ước tính 40% việc làm bị ảnh hưởng bởi sự xuất hiện của AI ở các nền kinh tế mới nổi và 26% ở các nước kém phát triển. Cuộc cách mạng do những công nghệ này gây ra đang được phân bổ không đồng đều.
Nhiều quốc gia không có cơ sở hạ tầng hoặc lực lượng lao động có tay nghề cao để khai thác lợi ích của AI sẽ làm tăng nguy cơ việc công nghệ này cuối cùng sẽ dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các quốc gia.
"Trong hầu hết các kịch bản, AI sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng nói chung. Điều quan trọng là các quốc gia phải thiết lập mạng lưới an toàn xã hội toàn diện và cung cấp các chương trình đào tạo lại cho những người lao động.
Khi làm như vậy, chúng ta có thể tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi sang sử dụng AI, bảo vệ sinh kế và giảm bất bình đẳng", Giám đốc điều hành IMF cảnh báo.
Ở các nước kém phát triển, AI sẽ khiến việc làm ít bị đe dọa hơn, nhưng nó lại giúp gia tăng năng suất ở các nước phát triển. Điều này mang đến cơ hội tăng sự giàu có về mặt kinh tế của các quốc gia này với phần còn lại của thế giới.
Nguồn: Báo điện tử Dân trí