Mỗi khi bước vào bếp định nấu một món thật ngon, thật tinh tế cho gia đình thưởng thức, tôi thường phải tìm công thức rồi chuẩn bị nguyên liệu cho thật hoàn hảo.
Nhưng dù tôi đã cố gắng làm đúng y hệt như các bước hướng dẫn, phân chia tỷ lệ đúng theo công thức... nhưng kết quả lại "khác xa vạn dặm" so với thực tế.
Và thế là nếu cố thì vẫn ăn tạm được còn không thì phải đổ đi. Câu chuyện này nghe có vẻ quen thuộc nhỉ? Bởi tôi chắc chắn rằng hầu hết các chị em khi vào bếp đã đôi lần phải đối mặt với tình trạng này.
Vậy nguyên nhân do đâu? Đó là vì "sai một li đi một dặm" đấy. Có một số lỗi sai cơ bản mà bấy lâu nay mọi người vẫn cho là đúng nhưng thực chất nó có thể làm hỏng cả công thức nấu một món ăn của bạn.
1. Cho quá nhiều thứ vào chảo cùng một lúc khiến chảo "quá tải"
Hãy nhớ rằng, nếu muốn miếng thịt có hương vị ngon đồng thời có màu đẹp đều thì không nên cho quá nhiều miếng thịt vào chảo cùng một lúc. Nếu bạn cho quá nhiều, thịt sẽ bị cháy bên ngoài mà không chín được bên trong, mất luôn cả hương vị thơm ngon và vẻ đẹp thẩm mỹ.
2. Dùng chảo chống dính để rán thịt
Một lý do khác cho sự thất bại của bạn khi nấu thịt là dùng chảo chống dính. Loại chảo chống dính thường có độ nóng thấp hơn chảo gang nên chỉ phù hợp để chiên trứng hoặc rán bánh.
Còn nếu muốn miếng thịt chín đều bên trong và bên ngoài đồng thời đảm bảo được độ vàng đều thơm ngon thì tốt nhất bạn nên dùng chảo gang.
3. Không cho thêm muối khi luộc mỳ Ý
Nguyên tắc cơ bản khi nấu mì ống hoàn hảo là phải cho thêm muối vào nước sôi trước khi thả mỳ vào.
Việc thiếu muối sẽ khiến món mỳ trở nên nhạt nhẽo mặc dù có thể nước sốt của bạn vẫn ngon. Nếu bạn không chắc chắn về tỷ lệ, đây là một mẹo cho bạn cứ 300g mỳ Ý thì bạn cho 1 muỗng canh muối vào nước luộc.
4. Chiên bằng dầu ô liu
Ở nhiệt độ cao dầu ô liu có thể bị mất tất cả giá trị dinh dưỡng và có thể làm hỏng hoàn toàn hương vị món ăn của bạn. Bạn không nên sử dụng dầu ô liu khi chế biến bằng nhiệt, thay vào đó thì dầu hướng dương là lựa chọn tốt hơn. Dầu olive chỉ nên dùng khi làm salad.
5. Không làm nóng chảo trước khi nấu
Các đầu bếp hàng đầu cho biết: "Nếu bạn nghĩ rằng chảo của bạn đã đủ nóng, thì hãy chờ thêm hai phút nữa mới bắt đầu nấu". Nếu muốn món ăn có vẻ bề ngoài đẹp mắt và hương vị thơm ngon thì hãy nhớ bí quyết này nhé.
6. Phi tỏi rồi mới đổ thức ăn vào
Hầu hết các công thức nấu ăn cho thấy tỏi nên được thêm vào cuối quá trình nấu hoặc thậm chí là sau 2-3 phút đổ ra đĩa. Bởi lẽ tỏi rất dễ cháy, nếu cháy nó có thể làm mất mùi vị của món ăn thậm chí còn gây mùi khó chịu phải đổ đi.
7. Không rã đông thịt
Trước khi nấu thịt, hãy chắc chắn rằng bạn đã để nó rã đông ở nhiệt độ phòng trong một vài giờ. Khi đó miếng thịt mới được chín đều và không bị sống bên trong còn bên ngoài thì cháy đen.
8. Ăn thịt ngay sau khi nấu chín
Thưởng thức món thịt ngay sau khi chế biến có thể làm giảm hương vị tuyệt vời của món ăn. Ngay cả khi bạn không thể chờ đợi được nữa, gãy cố gắng kiềm chế vài phút để thưởng thức mùi vị hấp dẫn hoàn hảo của miếng thịt.
9. Thực phẩm gì cũng nhét vào tủ lạnh
Không phải đồ gì cũng nhét vào tủ lạnh là để được lâu và giữ được độ tươi ngon. Bạn có biết rằng cà chua, hành tây, tỏi, khoai tây, bí xanh, cà tím và nhiều loại trái cây nhiệt đới khác nhau như kiwi và xoài sẽ có hương vị ngon hơn khi để ở nhiệt độ thường?
Khi được bảo quản trong tủ lạnh, những sản phẩm này sẽ mất đi sự tươi mát và thậm chí còn nhanh hỏn hơn.
10. Luộc trứng quá lâu
Bạn đã bao giờ thấy quả trứng luộc do tay mình luộc lại có lòng đỏ màu xám thay vì màu vàng như bình thường chưa? Thực tế, nó không liên quan gì đến chất lượng quả trứng mà chỉ đơn giản là vì bạn luộc quá lâu.
Nguồn: Bright Side/Helio