Cha mẹ Đức vốn nổi tiếng với cách dạy con tự lập và kỷ luật, cách họ dạy con những nguyên tắc để trẻ có thể tự bảo vệ cơ thể mình cũng sẽ giúp chúng ta học hỏi được nhiều điều.
Trong xã hội hiện đại, có một nguy cơ mà mọi trẻ nhỏ sẽ phải đối diện hàng ngày, đó là nguy cơ bị xâm hại cơ thể.
Thực tế này thể hiện mạnh mẽ trong số liệu thống kê từ Bộ Công An tháng 3/2017 là “cứ 8 giờ trôi qua thì lại có ít nhất một trẻ bị xâm hại tình dục”, trong đó 84% nạn nhân của các vụ xâm hại là các trẻ em gái.
Một sự thật các bố mẹ phải luôn luôn ghi nhớ đó là, thống kê từ các vụ xâm hại tình dục cho thấy các đối tượng xâm hại trẻ emphần lớn là những người quen, người có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc cho trẻ.
Foto: DPA
Vì thế, dạy con những nguyên tắc an toàn để biết cách tự bảo vệ cơ thểmình là điều mà các bố mẹ cần làm hàng ngày, làm càng sớm càng tốt.
Hãy luôn dành thời gian để chia sẻ, nhắc nhở con về các quy tắc an toàn đó mỗi ngày bằng những bài học đơn giản, dễ hiểu mà vẫn gây ấn tượng sâu sắc với trẻ.
Một trong những cách vô cùng đơn giản mà hiệu quả, đó là đọc sách về chủ đề an toàn cơ thể cùng con. Bộ sách “Con có thể tự bảo vệ mình” là một trong những bộ sách bố mẹ không thể bỏ qua về chủ đề này.
Ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ và các số điện thoại khẩn cấp là một trong những kĩ năng trẻ cần được học để sử dụng khi bị đi lạc. Nguyên tắc này đã được thể hiện một cách sinh động và đáng yêu trong cuốn sách “Con không bao giờ đi lạc”. Ảnh: HM / afamily.vn.
Cha mẹ Đức vốn là những phụ huynh nổi tiếng thế giới về cách nuôi dưỡng và giáo dục con cái.
Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em Đức đã được dạy dỗ về bản lĩnh, sự tự lập, khả năng sáng tạo và linh hoạt một cách bài bản.
Mặc dù nổi tiếng nghiêm khắc và kỷ luật, nhưng cha mẹ Đức không bao giờ áp đặt con theo chủ ý của mình hoặc bắt con phải làm theo ý muốn của cha mẹ mà luôn đặt ra những “nguyên tắc” để con thuận theo một cách vui vẻ và tự giác.
Điều này thể hiện rất rõ qua những bài học nhỏ ở từng cuốn sách trong bộ sách “Con có thể tự bảo vệ mình” – bộ sách được mua bản quyền từ một NXB uy tín nhất nước Đức.
Không phải điều gì đó to tát và trừu tượng, trẻ em Đức được bố mẹ dạy những bài học gần gũi và cụ thể để biết cách tự bảo vệ mình, đó là “không bao giờ đi cùng người lạ”, “không bao giờ đi lạc” và “cơ thể con là của con”.
Những thông điệp này được thể hiện một cách sinh động và dễ hiểu qua các câu chuyện về hai cô bé tên Lu và Clara, những tình huống mà Lu hay Clara gặp phải hàng ngày hay những điều mà các cô bé được bố mẹ dặn dò, hướng dẫn chính là những bài học vô cùng cần thiết dành cho các bạn nhỏ từ 4 đến 5 tuổi trở lên và các bố mẹ.
6 nguyên tắc khi đi lạc
Trong cuốn sách “Con không bao giờ đi lạc!”, cùng với bạn Lu, các bạn nhỏ sẽ biết phải làm gì khi phải dựa vào sự giúp đỡ của những người xa lạ, sẽ phải tin tưởng ai để tìm được lại bố mẹ mình… qua những tình huống và nguyên tắc vô cùng cụ thể và dễ hiểu như: Đứng yên tại chỗ và gọi to, Tìm cách gọi điện thoại cho bố mẹ, Gọi cảnh sát để được trợ giúp, Không đi theo bất cứ ai để gọi điện, Luôn đứng ở chỗ có đông người, Không nên sợ hãi…
Sự mạnh mẽ, thông minh và nhanh nhẹn của bạn Lu chắc chắn sẽ lôi cuốn bất cứ bạn nhỏ nào vào những thử thách mà cô bé sẽ vượt qua.
Cuốn sách “Con không bao giờ đi cùng người lạ” có thể sẽ khiến nhiều cha mẹ bất ngờ khi dạy cho con về khái niệm “người lạ”. Ảnh: HM / afamily.vn.
“Người lạ” là ai?
Hay những lời khuyên cực kì bất ngờ ở cuốn “Con không bao giờ đi cùng người lạ” sẽ giúp các bạn nhỏ và ngay cả chính bố mẹ trả lời câu hỏi “bác hàng xóm, người quen của mẹ, người mà con biết tên… có phải là “người lạ” không?”.
Những bài học hết sức mới mẻ này giống như một lời nhắc nhở quý giá với các bố mẹ khi cùng con đặt ra những nguyên tắc an toàn với “người lạ” cho riêng mình, những điều mà từ trước đến nay nhiều bố mẹ còn lơ là khi dạy con.
“Cơ thể của tớ chỉ thuộc về tớ mà thôi!”
Điều quan trọng nhất khi dạy con bảo vệ cơ thể đó chính là giúp trẻ thiết lập và nhận biết các giới hạn an toàn và đảm bảo rằng những giới hạn đó được tôn trọng một cách tuyệt đối.
Một trong những điều khiến cuốn sách “Cơ thể con là của con” của tác giả Dagma Geisler trong bộ sách “Con có thể tự bảo vệ mình” trở nên đặc biệt giá trị là câu chuyện của bạn Clara được kể trong cuốn sách không chỉ là lời nhắc nhở riêng cho vấn đề lạm dụng tình dục mà còn là rất nhiều tình huống đời thường khác, để thông qua đó trẻ có thể học được cách tự đối xử với bản thân mình và với cả những người xung quanh.
Bởi theo tác giả: “Mọi trẻ em cần phải có được thái độ nâng niu và trân trọng đối với cơ thể của mình.
Điều đó cho phép trẻ nhận biết và tránh được những đụng chạm, tiếp cận khiến chúng cảm thấy không thoải mái. Điều quan trọng nhất đối với trẻ chính là cảm xúc, thứ sẽ giúp chúng nhận thức được điều gì chúng muốn và điều gì chúng không muốn. Chúng ta cần phải khuyến khích trẻ nói lên được cảm xúc và mong muốn của mình”.
Trẻ bị lạm dụng và xâm hại chủ yếu trong chính môi trường gần gũi với trẻ, bởi chính những người quen thuộc với trẻ nhất, vì thế, những thông điệp được gửi đi từ ba cuốn sách trong bộ sách “Con có thể tự bảo vệ mình” nên trở thành câu chuyện để bố mẹ thủ thỉ, chia sẻ cùng con trong giờ đọc sách mỗi ngày.
Nguồn: Happy Moms / Trí Thức Trẻ