Những hạnh phúc dường như theo xu hướng trên bề mặt, và thậm chí dễ dàng có được, thường dựa trên dự đoán chính xác về tình hình hiện tại.
Các quy luật của vũ trụ và các nguyên tắc của thế giới con người đáng để chúng ta suy ngẫm và học hỏi. Và 4 quy luật dưới đây liên quan mật thiết đến công việc và cuộc sống của mỗi người.
Hy vọng chúng có thể giúp bạn lấy lại thế chủ động trong cuộc sống, hiểu được những quy luật bất thành văn trong cuộc sống và nắm vững cách sống thanh bạch nhất của người trưởng thành.
Luật im lặng
Giữa cuộc sống đầy bon chen này, con người rất khó giữ được trạng thái vô lo vô nghĩ, không ưu phiền vấn vương. Người ta cứ mải chạy theo những điều phù phiếm trước mắt mà quên mất những giá trị thật sự của đời người.
Con người… họ chen nhau trên những chuyến tàu nhanh nhưng họ chẳng biết mình tìm kiếm cái gì nữa, thế là họ mới cuống cuồng lên rồi chạy. Tại sao ta cứ phải mãi miết chạy đua với cuộc sống mà không thử đôi lần bỏ gánh nặng trên vai xuống và dừng chân một chút trên hành trình của riêng mình?
Đôi khi chúng ta chỉ cần những góc tĩnh nhỏ bé cho riêng mình để biết được hạnh phúc là giản đơn, để biết được mục đích sống của mình và tận hưởng những phút giây cuộc đời.
"Khoảng lặng không phải là một đại dương yên tĩnh mà chính là những đợt sóng ngầm" – Xã hội hiện đại là khi con người ta bị cuốn trôi theo nhịp thở hối hả, gấp gáp và đời thường dần khiến những nốt trầm lặng trong cuộc đời trở nên hiếm hoi và nhỏ bé.
Ngoài ra, im lặng lắng nghe là một đức tính tốt để người lớn hòa thuận và có thể điều chỉnh nhịp điệu của lời nói. Không có im lặng thì không thể thực hiện được mọi cuộc giao tiếp. Đây là "luật im lặng" do giáo sư tâm lý người Mỹ Goodman đề xuất.
Vai trò của sự im lặng trong hội thoại tương đương với vai trò của số 0 trong toán học. Mặc dù 0 là "không" nhưng số này lại đặc biệt quan trọng.
So với việc la mắng to tiếng và tranh luận gay gắt, sự im lặng thường có thể đạt được hiệu quả răn đe hơn. Hãy luôn tỉnh táo và im lặng, bạn sẽ có được những thành quả bất ngờ.
Hơn thế nữa, khoảng lặng đâu phải là sự câm nín vô hồn. Đó chính là lúc ta thấy hồn mình lắng dịu lại, để cho bản ngã đủ tỉnh táo. Thỉnh thoảng hãy đến một nơi nào đó thật xa, tách bật ra khỏi mọi lo toan, chẳng để làm gì cả chỉ để lắng nghe tiếng lòng mình và trái tim trước thực tại.
Ai rồi trưởng thành cũng sẽ đối mặt với những vấn đề của cuộc sống từ công việc đến các mối liên hệ xã hội... để bản thân không gục ngã trước cái ồn ào, xô bồ ấy thì hãy tập vững vàng hơn, tự tạo cho bàn thân những nốt lặng thư giãn để thấy cuộc đời này đáng sống, đáng để ta tiếp tục phấn đấu hơn.
Hiệu ứng lồng chim
Hai nhà bác học James và Carlson đã đặt cược với nhau.
James nói: "Tôi có một cách, chắc chắn không lâu nữa sẽ làm ông mua một con chim về nuôi."
Carlson không tin : "Không thể nào, tôi xưa nay chưa bao giờ muốn nuôi chim."
Vì vậy mà James tặng cho Carlson một cái lồng chim xinh đẹp. Từ ngày hôm đó, những vị khách đến chơi nhà Carlson sau khi nhìn thấy chiếc lồng chim trống không đều hỏi han "Con chim của ông đi đâu rồi?".
Carlson mỗi lần đều giải thích về sự tò mò của khách. Lâu ngày, Carlson chịu không nổi nữa liền mua một con chim về. Ông ấy bị "hiệu ứng lồng chim" của James khống chế hoàn toàn, ý thức của bản thân không giữ được, kết quả bị người khác điều khiển.
Trong cuộc sống, cũng có những tình huống khiến chúng ta vô tình bị các vật khác khống chế. Đấy cũng là biểu hiện của "hiệu ứng lồng chim".
Ảnh hưởng của hiệu ứng tâm lí này đối với cuộc sống có tính hai mặt, mấu chốt là sử dụng chúng ra sao. Đừng bó buộc hiệu ứng tâm lí này vào cuộc sống của bạn, giảm thiểu những việc không cần thiết, tăng cường những việc có ích, như vậy mới tận dụng được "hiệu ứng lồng chim" thật sự.
Hiệu ứng Gió Nam
Nhà văn người Pháp Jean de La Fontaine đã viết một câu chuyện ngụ ngôn như này: Gió Bắc và gió Nam thi xem ai thổi rơi áo khoác của người đi đường. Gió bắc thổi những luồng gió lạnh đến thấu xương, kết quả người đi đường vì để chống cự sự lạnh buốt mà càng quấn chặt chiếc áo.
Ngược lại gió Nam lại thổi rất dịu nhẹ, khiến cho mọi người cảm thấy thật ấm áp mà cởi những chiếc áo gió ra. Vì vậy mới có "hiệu ứng Gió Nam" nổi tiếng, chính là để nói ra rằng quan hệ giữa người với người, một khi đã dùng sai phương pháp thì không những không có hiệu quả, ngược lại sẽ phản tác dụng.
Chúng ta đều rất rõ nguyên tắc xã giao "phân biệt đối xử" (đối tượng khác nhau thì đối đãi cũng khác nhau). Thực ra không chỉ trong mối quan hệ giữa người với người mà trong công việc cũng như vậy.
"Sự đời thấu hiểu chuyện học vấn, tình người luyện thành áng văn chương". Ảnh: Internet
Người thông minh nhất định phải có được "tính đàn hồi", sống tình cảm và linh hoạt hiệu quả hơn là cực đoan và rập khuôn. Có thể do đó người khác vượt trội hơn bản thân, đấy là phép tắc cư xử thông minh. Bởi vì tốn rất nhiều sức lực vào những việc tranh đấu đến sứt đầu mẻ chán, tất yếu sẽ khiến cho công việc không được thuận lợi và sự nghiệp phát triển trì trệ.
Nhưng mà nếu như biết cách hành xử linh hoạt với đối thủ thương trường của bản thân, đôi bên cùng có lợi, giúp đỡ lẫn nhau, phương pháp tiếp cận một khi thay đổi, hiệu quả sẽ thấy rõ.
Luật nấm
Khi bạn có giá trị, bạn sẽ được công nhận.
Bước ra khỏi "vòng an toàn" của bản thân là rất khó. Có rất nhiều người trẻ khi mới bắt đầu công việc luôn cảm thấy bản thân không được coi trọng, đi chạy việc vặt, pha trà rót nước, còn phải chịu trách mắng, phê bình thậm chí còn thay người khác chịu trận hoặc bị coi như vô hình.
Loại cảm giác thất vọng và bị cự tuyệt này giống như cây nấm bị ném vào trong một góc tối vậy. Mà Định luật nấm cũng nêu ra rằng: "Quá trình sinh trưởng của nấm nhất định phải trải qua tiến trình như vậy và quá trình con người cũng thế. Cảm giác vô vọng vào tương lai sẽ kéo dài trong thời kì sinh trưởng của nấm cho đến khi đủ cao và khỏe mạnh mới được người khác chú ý."
Chỉ có thể dùng sự cố gắng thực tế của bản thân để "đâm trồi" mới có thể đổi lấy tương lai vô lo vô nghĩ. Sự giậm chân tại chỗ và nỗi lo lắng sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng của "nấm". Rồi đến một ngày, bởi vì sự thường nhật lười biếng mà bỏ lỡ cơ hội này đến cơ hội khác, không có cách nào cứu vãn được nữa.
Cuộc đời mỗi người luôn có một khoảng thời gian không được coi trọng. Đừng suy sụp khi xuống dốc, đừng nói gì trước khi xảy ra. Sẽ có phần thưởng cho những nỗ lực của bạn. Điều đó chỉ phụ thuộc vào việc bạn kiên trì trong bao lâu. Ảnh: Internet
Tầm nhìn quyết định ý tưởng, ý tưởng quyết định phương pháp và phương pháp quyết định cách sống. Khi ranh giới nhận thức tiếp tục mở rộng, quỹ đạo của cuộc sống cũng lặng lẽ chuyển động.
Nếu bạn không muốn cả đời hòa giải với sự tầm thường, bạn phải nắm vững cốt lõi của năm định luật này. Trong nửa sau của cuộc đời, hy vọng mọi người có thể là một giám đốc tốt của cuộc đời mình và sống theo cách họ muốn.
Bạn phải tin vào ánh sáng trong trái tim mình, và cuộc sống sẽ tỏa sáng rực rỡ sau nhiều năm ảm đạm.
Mai Ngọc
Theo Trí thức trẻ