​Tất cả họa và phúc trên đời đều có nguyên do. Nếu vận khí của bạn tốt, vận may sẽ tìm đến bạn. Ngược lại, nếu vận khí của bạn suy giảm và đồng thời bạn bị nhiễm những thứ bất hảo, bạn nhất định sẽ trượt dốc. Điều khó lý giải là tại sao chúng ta lại bị nhiễm bởi những thứ không tốt?

1 4 Nguyen Nhan Lam Mat Di Phuc Khi Cua Mot Gia DinhẢnh: Freepik.

Có hai nguyên nhân: Một là bản thân làm việc gì đó, chiêu ma nạn; hai là yêu ma họa hoạn tự tìm đến cửa khiến người ta đau khổ. Tự mình gây họa rồi một mình gánh lấy bất hạnh, người ta gọi là “tự làm tự chịu”; còn khi vận rủi bất ngờ tìm đến cửa, khiến người ta phải chịu khổ, thì gọi là “ tai bay vạ gió”.

Trong cuộc đời, mỗi người chúng ta đều sẽ có lúc gặp phải những bất hạnh “tự làm tự chịu” và cả những bi kịch “tai bay vạ gió”. Mọi thứ đều như đã được định sẵn, và chúng ta không thể trốn tránh nó. Tuy nhiên, 4 điều duới đây sẽ “hút sạch” phúc khí của gia đình bạn, hãy cố gắng tránh nó càng xa càng tốt.

“Tâm bất an” làm hao tổn phúc khí 

Trạng thái lý tưởng nhất của cuộc sống là khi mọi người hòa thuận với nhau và không tham gia vào những việc “làm hại lẫn nhau”. Tuy nhiên thực tế thì mỗi người đều có những toan tính nhỏ nhen của riêng mình, so đo tính toán với người khác, không có nhiều sự khiêm nhường và thoả hiệp, nhưng lại có rất nhiều sự hiếu thắng và tư lợi.

 Lòng người dùng 3 chữ có thể gói gọn, đó chính là: “Tâm bất an”

Một người không an phận, nó sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh họ; một nhóm người bất an sẽ ảnh hưởng đến nhiều gia đình. Tương tự như vậy, sông và hồ đã trở thành cánh đồng Shura (ý chỉ mối quan hệ giữa những người phức tạp).

Xét từ góc độ tâm lý, nếu cuộc sống quá bình thường thì sẽ có người đến quấy phá, nếu cuộc sống quá ổn định thì sẽ có người bất an, nếu cuộc sống quá bình lặng thì sẽ có người phá hoại. Chính cái tâm bất an khiến cho người ta “đứng ngồi không yên”, từ đó mà gây ra hoạ loạn. Trong cuộc sống, lòng người là thứ đáng sợ nhất. Một khi con người bị tâm bất an khống chế, không chỉ phúc khí của họ sẽ bị mất đi, mà ngay cả phúc khí của gia đình cũng bị ảnh hưởng.

“Tranh đấu quá nhiều” làm tổn hao phúc khí

Trên thế giới này, có bao nhiêu người đang tranh đấu? Hay có bao nhiêu người đã buông xuống được? Không nghi ngờ gì, chắc chắn số người thích “cạnh tranh” sẽ nhiều hơn bội phần số người đã buông xuống được. Ngươi vì tiền tài danh lợi mà tranh đấu, hắn vì một khẩu khí tức giận mà tranh đấu, dù sao thì mọi người đều rất dễ cáu kỉnh, nổi nóng…

Nếu một người tranh giành thứ không thuộc về mình rồi trở nên cố chấp thì đó là “đi ngược ý trời”. Cổ nhân nói: “Thuận thiên giả xương, nghịch thiên giả vong”, ý nói rằng, người sống thuận theo lý của Trời thì sẽ ngày càng hưng thịnh, người chống lại lý của Trời thì tất sẽ bị tiêu vong. Làm người nhất định phải giữ vững đạo đức, chớ làm việc ác, trái với luân thường.

Ví như trong một gia đình, khi anh chị em tranh giành gia sản, nó vừa phá hủy mối quan hệ gia đình, vừa biến người thân thành kẻ thù. Tất cả những gì thuộc về mình, chỉ cần chúng ta cố gắng hết sức thì sẽ có được. Tất cả những gì không thuộc về mình, dù có ép buộc thế nào cũng chẳng được gì, mà còn làm hỏng cả phần đời còn lại.

Vận mệnh rất công bằng, nó có thể cho con người thứ gì thì nó cũng có thể lấy lại những thứ đó. Bởi vì trên nhân đạo là thiên đạo.

Thái độ “cầu nhanh” hút đi vận may

Khái niệm “nhanh” có lẽ đã khắc sâu trong tâm khảm con người hiện đại. Hầu hết mọi người nghĩ rằng, miễn là họ tìm kiếm tốc độ, thì quá trình của mọi thứ đều có thể được đẩy nhanh. Như mọi người đều biết, điều đó thậm chí còn phản tác dụng. Cái gọi là “vội đến vội đi” thực sự có tồn tại.

Như việc kiếm tiền, anh ấy thích kiếm tiền nhanh, còn bạn thích kiếm dòng tiền chảy chậm. Trong suốt quá trình này, bạn sẽ không khỏi băn khoăn, tại sao người khác lại giàu có dễ dàng, trong khi họ đã “lạc lối”để kiếm tiền nhanh. Sau một vài năm, những người kiếm tiền nhanh đã phá sản, còn bạn, dù không giàu có gì, nhưng bạn đã sống một cuộc sống ổn định và ngày càng tích lũy được nhiều tiền hơn. Nếu quá nhanh, xu hướng “suy thoái” sẽ xuất hiện trước.

Mọi sự không cần phải cầu nhanh. Cũng giống nước, nếu hoà hoãn dòng chảy, chậm một chút, cuộc đời của chúng ta sẽ dài hơn.

Tư tưởng “ Oán trời trách người” đã hút đi phước lành

2 4 Nguyen Nhan Lam Mat Di Phuc Khi Cua Mot Gia DinhẢnh: Freepik.

Khổng Tử tin rằng,“Thượng bất oán Thiên, hạ bất vưu nhân, cố quân tử cư dị dĩ sĩ mệnh.” Nghĩa là: Trên không oán Trời, dưới không trách người, cho nên người quân tử cứ bình dị mà đợi mệnh Trời.

Con người hành xử, nhất cử nhất động thiên thượng đều biết. Tục ngữ có câu: “Người đang làm Trời đang nhìn”, con người chỉ có thể lừa dối thế nhân chứ không thể qua được mắt Thần.

Nếu một người phải chịu nhiều đau khổ, đó là ông Trời đang rèn luyện tâm tính của họ. Đáng buồn là, rất nhiều người không hiểu điều đó; mặc dù đang được thượng thiên mài giũa, nhưng họ lại cảm thấy luật trời không công bằng và oán giận những người xung quanh.

Tức giận không bao giờ là một việc tốt. Thử tưởng tượng, cô ấy là một tiểu thư quyền quý, nhưng cô không ý thức được bản thân đã bị nhiễm “oán hận”, luôn đổ lỗi cho ông trời và những người xung quanh, chẳng phải cô ấy đang sống như một người phụ nữ oán hận sao? Làm thế nào gia đình cô ấy có thể được ban phước?

Đối với ông trời, bạn không nên oán hận, mà hãy biết kính sợ; còn đối với những người xung quanh, bạn không nên trút giận mà hãy trân trọng họ.

Nhân sinh ngắn ngủi, tu hành không phải chuyện dễ dàng, hãy trân trọng thực tại và trân quý người bên cạnh mình, bởi vì mỗi thời một khắc ở nhân gian càng ngày càng ít đi, cuối cùng còn phải chia lìa. Không cần tranh giành, không cần đấu trí tranh hơn thua, vui vẻ trò chuyện để hiểu nhau mới là quan trọng.

Phải biết trân quý người đối xử tốt với mình, bởi vì một khi đã đánh mất rồi thì tìm đâu cũng không được lại nữa.

Nguồn: Secret China

Gia Viên biên dịch




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC