Đó là những điều mà người ta gọi là buồn và hận, bi và khổ, phiền não và thất vọng, long đong lận đận và bất công tủi nhục, khiến chúng ta không cách nào trốn thoát khỏi nó.
Nếu nhìn ra toàn xã hội thì chiến tranh, đói khát, nghèo khó, bạo lực, khiêu dâm tình dục, thiên tai, ô nhiễm môi trường,… lúc nào cũng không ngừng ảnh hưởng tới chúng ta. Có thể nói, ở thế gian này, sinh mệnh dù rất ngắn ngủi và vô thường, nhưng cả cuộc đời đều là bị thống khổ và phiền não vây quanh khó thoát ra được.
Nếu như một người có thể bình an, vui vẻ và khoan khoái mà sống trong cuộc đời này, thì người đó quả thực vô cùng may mắn.
Nhưng nếu muốn tận lực để nghĩ cách thoát khỏi những thống khổ và phiền não này, để chúng ta mỗi ngày đều được sống một cách vui vẻ tự tại, không nuối tiếc, thì cũng không phải là điều quá khó – chỉ cần chúng ta tin tưởng vào “nhân quả”, nhớ kỹ câu “làm điều thiện được thện, làm điều ác bị báo ứng” , đồng thời ghi nhớ một số việc nhất định không được làm sau đây, vì những việc này ảnh hưởng cực kỳ lớn tới cả cuộc đời của mỗi người chúng ta.
1. Tham dâm háo sắc
Người tham dâm háo sắc, trong tâm có tà, thiếu ngay thẳng chính khí, sự nghiệp sẽ rất không thuận lợi. Dâm dục là việc làm vi phạm đạo đức, không thể viên mãn. Hơn nữa, người tham dâm háo sắc, sức khỏe khẳng định là bị hao tổn, làm sao có thể không mắc bệnh?
2. Bất hiếu với cha mẹ
Cha mẹ sinh ra ta và nuôi dưỡng ta, ân đức sâu đậm. Bên Phật gia giảng rằng, con người báo đáp vài tỷ kiếp cũng chưa hết được ân đức của cha mẹ.
Người bất hiếu với cha mẹ, trời đất đều khó dung thứ. Hơn nữa, ngay cả cha mẹ mình còn không hiếu lễ kính trọng, làm sao có thể lãnh đạo người khác? Làm sao có thể thuyết phục được công chúng?
3. Thích chiếm lợi, cực kỳ keo kiệt, rất ít khi làm việc thiện
Người trong tâm tham lam và keo kiệt, nghèo khó thường sẽ không rời xa. Người không làm việc thiện, không có phúc đức, miệng ăn núi lở. Kiểu người này không có lòng thương người, không có nhân duyên, cũng nhất định khuyết thiếu tâm giúp đỡ người khác, vậy có thể nào thành công trong sự nghiệp được?
Mặc dù người như vậy có thể nhất thời được vui vẻ, sung sướng, nhưng cuối cùng thì tiền tài cũng ra đi.
4. Luôn tính kế hại người
Người có nhiều mưu tính thường cho rằng mình thông minh hơn người nhưng lại không biết “nhân ngoại hữu nhân”. Hành vi của người này trước sau cũng bị bại lộ, sớm muộn cũng bị mọi người xa lánh.
Người mưu tính, trong tâm thường hoang mang rối loạn. Điều này không chỉ làm cho tâm không được yên ổn bình an mà còn khiến sức khỏe bị hao tổn.
5. Không tôn kính bậc thầy, kiêu căng ngạo mạn
Người đã được gọi là thầy giáo, dẫn dắt chúng ta, khẳng định là có chỗ ưu tú hơn chúng ta. Nếu chúng ta không có chút khiêm tốn nhã nhặn nào, luôn cho rằng họ giảng chỗ này không tốt, làm không tốt hay là dẫn dắt không đúng, vậy thì làm sao có thành tựu gì?
Khổng Tử viết: “Tam nhân hành, tất hữu ngã sư” (trong người đồng hành, trong đó nhất định có thể lấy một người làm thầy của mình), người không khiêm tốn, lẽ nào có thể là người rộng lượng?
6. Thường hay nói lời giả dối
Sự hòa thuận giữa người với người, ăn ở phải có đạo, coi trọng sự chân thành lẫn nhau, kiêng kỵ “hư tình giả ý” (đạo đức giả). Bất luận là người nhà ruột thịt thân thích hay mối quan hệ bạn bè với cấp trên, chỉ cần chúng ta thường ngày dùng lời chân thật, thành tâm đối xử tử tế, nhất định sẽ đạt được tín nhiệm của người khác.
Ngược lại, thường xuyên bịa đặt những chuyện giả tạo dù chỉ một chút, hoặc là đã dưỡng thành “thuyết hoang tâm bất hoảng” (nói dối mà trong tâm không chút sợ hãi), dần dần thành “phản xạ” mà thuận miệng nói láo với bất kỳ ai, có khi chỉ vì một câu nói dối tùy tiện mà phải trả giá vô cùng thê thảm.
7. Trộm cắp
Khái niệm trộm cắp vô cùng rộng, chỉ cần đó không phải là đồ của mình mà chiếm dụng nó thành của mình, cho dù đó là thứ rất nhỏ thì đều được coi là trộm cắp. Mặc dù chúng ta có lúc làm như thế mà trong tâm thấy rất quang minh chính đại, cũng rất thản nhiên, nhưng đó vẫn là một hành vi loại này.
Trộm cắp làm tiêu hao rất nhiều phúc đức của bản thân mình, hơn nữa, chắc chắn đến một lúc nào đó chúng ta sẽ phát hiện ra mình cũng bị tổn thất một cái gì đó tương đương. Còn có một nhóm những người chuyên môn đi trộm cắp, nhưng cho dù “trở lên giàu có” rồi, thì cuối cùng vẫn rơi vào kết cục nghèo khổ bi thảm mà thôi.
8. Ức hiếp người yếu, người thành thật
Người chuyên ức hiếp người thành thật, người yếu hơn mình, thường vì lợi mình mà hại người. Kiểu người này không sợ trời không sợ đất”, càng là người thành thật thì càng ức hiếp họ. Nhưng lại không biết rằng người thành thật là người có cốt khí, ức hiếp họ thì cuối cùng cũng bị trả giá thảm khốc.
Hơn nữa, ức hiếp người khác còn là một loại ác tâm, tương lai nhất định sẽ nhận được hậu quả xấu, cũng bởi vậy mà giảm thọ mệnh.
Nguồn: Tri thức