Bi kịch về cuộc đời của William James Sidis, một "siêu thần đồng" thông minh lỗi lạc, có IQ gấp 1,5 lần Einstein, sẽ khiến chúng ta tiếc nuối, xót xa. Suốt cuộc đời, William bị cha mẹ tước đoạt tình yêu, nghệ thuật, âm nhạc hoặc bất cứ thứ gì có thể khiến ông sao lãng.

 

Bi kịch cuộc đời của siêu thần đồng có Chỉ số thông minh gấp rưỡi Einstein - 0

Cậu gần như đánh mất tuổi thơ như bao đứa trẻ bình thường khác.

 

William James Sidis - Thần đồng của thế kỷ

Bi kịch cuộc đời của siêu thần đồng có Chỉ số thông minh gấp rưỡi Einstein - 1

William James Sidis

Ngày 1/4/1898 là ngày thế giới sản sinh ra một thiên tài, người được cho là thông minh nhất thế giới: William James Sidis.

Nhưng, thần đồng ấy lại cũng là người bất hạnh nhất.

Bố mẹ ông là những người thông minh và thành công trong công việc, họ muốn nuôi dưỡng con mình thành thiên tài vĩ đại nhất, được cả thế giới biết đến. Do đó, ngay từ nhỏ William James Sidis đã chịu một nền giáo dục hà khắc từ cha mẹ mình.

Cậu gần như đánh mất tuổi thơ như bao đứa trẻ bình thường khác, cuộc sống của cậu chỉ là việc thu nạp kiến thức. Và nỗ lực của bố mẹ cậu đã được đền đáp:

Năm hai tuổi, William đã đọc tờ New York Times và tự viết được một bức thư từ chiếc máy đánh chữ bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp.

Ở tuổi thứ 7, cậu học bảy ngôn ngữ khác nhau: Hy Lạp, Pháp, Nga, Đức, Do Thái, Thổ Nhĩ Kỳ, Armeni và Vendergood (ngôn ngữ do chính William sáng tạo ra), và theo học một chương trình giảng dạy của bậc trung học phổ thông.

Năm 9 tuổi, William tham gia phát biểu tại một hội nghị nghiên cứu không gian ở đại học Harvard.

Cậu đã được nhận vào Harard nhưng nhà trường chưa cho phép cậu nhập học với lý do vóc dáng cơ thể của cậu "chưa phù hợp" để đủ điều kiện học đại học.

Điều này đã khiến William trở nên nổi tiếng và được nhiều người biết đến do truyền thông.

Dù chưa được Havard cho phép vào học, cậu được đại học Tufts nhận, cậu dành phần lớn thời gian để sửa lỗi trong các cuốn sách về toán học, nghiên cứu các học thuyết của Einstein để tìm ra những lỗi có thể có.

Bi kịch cuộc đời của siêu thần đồng có Chỉ số thông minh gấp rưỡi Einstein - 2

Ở tuổi thứ 7 cậu học bảy ngôn ngữ khác nhau

Cũng trong khoảng thời gian này, William phát hiện ra mình có khả năng tính ra tất cả các ngày trong tuần của bất cứ hôm nào trong quá khứ hoặc tương lai, và cậu đã viết được 4 cuốn sách.

Năm 11 tuổi, cậu được nhận vào Đại học Harard và trở thành người trẻ nhất trong lịch sử của trường.

Năm 1910, trước hàng trăm giáo sư và sinh viên toán học cao cấp tại giảng đường đại học Havard, William - 11 tuổi, có bài phát biểu đầu tiên trước công chúng.

Cậu nói nhỏ nhẹ và có phần e thẹn, bối rối khi thi thoảng nghe thấy tiếng cười từ phía dưới khán phòng. Tuy nhiên bài thuyết trình về không gian 4 chiều (Four-Dimensional) của cậu khiến tất cả phải bàng hoàng.

William tốt nghiệp Harvard năm 16 tuổi. Cậu trở thành giáo sư toán tại trường Đại học Rice.

Do bị sinh viên chê là "giáo sư trẻ con", William từ bỏ sự nghiệp dạy học và quay lại Harvard để học luật chỉ sau 8 tháng.

Với chỉ số thông minh đạt 250-300, William thường được nhắc đến là người thông minh nhất trong lịch sử thế giới.

William tốt nghiệp loại giỏi ở tuổi 16

Sau buổi nói chuyện này, giáo sư của Học viện công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ, khi đó là ông Daniel Comstock, đã nói với cánh phóng viên rằng Sidis sẽ trở thành nhà toán học quan trọng nhất của thế kỷ 20.

William tốt nghiệp loại giỏi ở tuổi 16, tuy nhiên cuộc sống nổi tiếng khiến cậu có một quãng đời không mấy hạnh phúc tại trường. Tại lễ tốt nghiệp, cậu đã nói với phóng viên rằng:

"Tôi muốn sống một cuộc sống hoàn hảo. Chỉ có một cách để sống như vậy đó là sự sống trong sự tách biệt. Tôi luôn luôn ghét đám đông"

Cũng từ đây, William bắt đầu một triết lý sống cực kỳ khắt khe, cậu từ chối quan hệ (sex), nghệ thuật, âm nhạc và bất cứ thứ gì khác khiến cậu bị sao lãng trên con đường theo đuổi kiến thức thuần túy.

Cuộc sống bất hạnh của một thiên tài

Bi kịch cuộc đời của siêu thần đồng có Chỉ số thông minh gấp rưỡi Einstein - 3

Cuộc sống ẩn dật hoàn toàn phù hợp với tính cách của ông

Sau khi tốt nghiệp, William dạy toán học tại đại học Rice ở Houston nhưng bởi tuổi tác (quá trẻ - 16 tuổi) cũng như sự nổi tiếng của cậu khiến việc giảng dạy gặp nhiều vấn đề.

Ông đã rời đi chỉ sau một thời gian ngắn, ông quay lại đại học Havarrd để học luật nhưng từ bỏ nhanh chóng khi nhận ra nó không phù hợp với mình.

Ông còn vướng vào lao lý khi tham gia bạo động và có nhiều tư tưởng chính trị, tôn giáo chống đối. Ông bị bố mẹ quản thức chặt chẽ sau đó, điều này gây ra tâm trạng ức chế và bất mãn trong ông.

Ông trốn chạy gia đình và dư luận bằng cách đổi tên và làm nhiều nghề mưu sinh khác nhau, khoảng thời gian này ông cũng viết rất nhiều.

Có những tác phẩm được cho là tẻ nhạt, nhưng cũng có những tác phẩm lớn về lỗ đen, vật chất tối... đồng thời tiếp tục học các ngôn ngữ khác.

Cuộc sống ẩn dật hoàn toàn phù hợp với tính cách của ông. Tất cả những gì ông cần chỉ là bản thân mình, tài năng của mình và cuộc sống chỉ có một mình.

Bi kịch cuộc đời của siêu thần đồng có Chỉ số thông minh gấp rưỡi Einstein - 4

William

Nhưng báo chí truyền thông vẫn không "buông tha" ông, những bài báo nhạo báng mỉa mai về sự "vô dụng", "vô tích sự"...khiến ông càng thu mình vào bóng tối sâu hơn nữa trong sự đau khổ, đơn độc.

Vào một ngày mùa hè tháng 7 năm 1944, bà chủ nhà trọ của William tìm thấy ông bất tỉnh trong căn hộ nhỏ của mình tại Boston.

Ông bị một cơn đột quỵ. Cái chết đến với ông ở tuổi 46. Kết thúc cuộc đời của người thông minh nhất thế giới nhưng cũng đầy bất hạnh. Suốt cuộc đời, William bị cha mẹ tước đoạt tình yêu, nghệ thuật, âm nhạc hoặc bất cứ thứ gì có thể khiến ông sao lãng.

Khả năng phi thường của William:

Ông thành thạo hơn 40 ngôn ngữ trên thế giới (bao gồm 1 ngôn ngữ do mình tự sáng tạo).

Các nhà khoa học ước tính rằng chỉ số thông minh (IQ) của ông vào khoảng 300 (trong khi chỉ số trung bình là 100, còn ngưỡng thiên tài là khoảng 140).

Bi kịch cuộc đời của siêu thần đồng có Chỉ số thông minh gấp rưỡi Einstein - 5

Thông tin thêm: Leonardo da Vinci có IQ khoảng 180-190, Albert Einstein 160-190, Stephen Hawking 160,...

Tuy nhiên những đóng góp cho xã hội lại không đáng kể với tiềm năng to lớn và năng lực của ông, ông được cho là người có tiềm năng lớn nhất mà nhân loại từng sản sinh.

Bi kịch cuộc đời của siêu thần đồng có Chỉ số thông minh gấp rưỡi Einstein - 6

"Đừng cố gắng thành người thành công, tốt hơn là hãy trở thành người có giá trị" - Einstein

William ủng hộ học thuyết "Bộ lạc Okamakammesset", học thuyết này cho rằng giá trị của một người không thể đo lường bằng những đóng góp hữu hình cho xã hội.

Triết lý sống của ông lại đi ngược lại với phần đông mọi người trong xã hội, điều này có lẽ là nguyên nhân chính dẫn đến bi kịch cuộc đời William.

Tác giả bài viết không phải là người tuyên truyền hay cổ xúy cho học thuyết "Bộ lạc Okamakammesset", nhưng cuộc sống mỗi cá nhân trong xã hội cần được tôn trọng.

Để mỗi người đều có thể phát huy hết năng lực và tiềm năng nhằm cống hiến cho xã hôi.

Không đánh đồng giá trị và nhân cách của một cá thể chỉ dựa vào năng lực và đóng góp của họ cho xã hội hay nhân loại.

 

*Tham khảo nhiều nguồn




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC