Người thành công có tầm nhìn xa trông rộng, chí hướng cao xa, tấm lòng rộng mở. Họ không vội vàng hấp tấp tìm kiếm những cơ hội và lợi ích nhỏ nhặt trước mắt, bởi vì họ biết rằng: Muốn ‘được’, thì trước tiên phải ‘mất’…

Một thanh niên Mỹ sau khi tốt nghiệp trung học đã quyết chí trở thành thương gia xuất sắc.

Sau đó anh thi đỗ vào Học viện Công nghệ Massachusetts, là một trong những trường đại học hàng đầu trên thế giới. Nhưng anh không trực tiếp học ngành kinh doanh, mà lại chọn ngành cơ khí, một chuyên ngành phổ thông nhất, cơ bản nhất trong các ngành kỹ thuật. Anh nghĩ, làm kinh doanh phải có tri thức chuyên môn nhất định thì mới làm tốt được.

42 1 Bi Quyet Cua Moi Su Thanh Cong Muon Duoc Thi Truoc Tien Phai Mat

Sau khi tốt nghiệp đại học, anh cũng không vội vàng dấn thân chốn thương trường, mà thi tiếp vào Đại học Chicago học thạc sỹ kinh tế 3 năm.

Mấy năm sau, anh đã có đầy đủ tố chất của thương gia rồi. Nhưng điều bất ngờ với tất cả mọi người là, sau khi có được học vị thạc sỹ, anh vẫn không theo nghiệp kinh doanh mà lại thi công chức, làm trong cơ quan chính quyền.

Anh biết rõ rằng, kinh doanh cần phải có năng lực giao tiếp rất cao, hơn nữa, nơi quan trường hiểm ác, hoạn lộ nhiều biến động bất ngờ cũng sẽ dễ dàng bồi dưỡng cho anh những phẩm chất nhanh nhạy, lão luyện và không sợ hãi trước nguy nan.

Làm việc trong cơ quan chính quyền được 5 năm, anh từ chức và dấn thân chốn thương trường, đạt được thành công vô cùng rực rỡ.

Sau 2 năm, anh bắt đầu lập công ty thương mại Radford. 20 năm sau, tài sản của Radford từ 200.000 đô la lúc đầu đã tăng lên 200 triệu đô la. Anh thanh niên này chính là thương gia nổi tiếng của Mỹ: Bill Radford.

42 2 Bi Quyet Cua Moi Su Thanh Cong Muon Duoc Thi Truoc Tien Phai MatTrước khi thành công Bill tập cho mình kỹ năng giao tiếp bằng cách thi vào làm trong cơ quan chính quyền. (Ảnh: College of the North Atlantic)

Để thành công, người khác nhau có cách làm hoàn toàn khác nhau. Có người mãi mãi sống trong mộng. Cũng có người giống Bill Radford không mơ mộng viển vông, mà từng bước từng bước chặt cây, phá đá, bắc cầu, mở đường đi tới thành công của mình.

***

Con đường đến với thành công của mỗi người là khác nhau, nhưng đều phải trải qua quá trình khổ công học tập, tích lũy kinh nghiệm, tri thức. Không thể ‘nước lã mà vã nên hồ’ được, nhưng có thể ‘tay không mà nổi cơ đồ’, vì họ có sức mạnh của trí tuệ, tài năng và kinh nghiệm.

Nhiều người có ước mơ, có hoài bão nhưng không thực hiện được là do luôn luôn sống với ước mơ, hoài bão trong suy nghĩ, suy tưởng.

Trong đầu họ đầy những kế hoạch, sách lược nhưng đều không thực hiện được vì thiếu các yếu tố của thành công: Tri thức và kinh nghiệm.

Vì vậy, với những người khởi đầu sự nghiệp thì thông minh nhất là hãy học theo Bill Radford, đầu tiên hãy trang bị cho bản thân mình tri thức và kinh nghiệm.

Cách đây 2500 năm, Khổng Tử đã đúc kết ra kinh nghiệm thành công rằng: “Cả ngày không ăn, cả đêm không ngủ, chỉ để suy nghĩ, cũng chẳng ích gì, chi bằng hãy học tập”.

42 3 Bi Quyet Cua Moi Su Thanh Cong Muon Duoc Thi Truoc Tien Phai Mat

Khổng Tử từng nói: muốn thành công chỉ có con đường học tập, tích lũy. (Ảnh: Pinterest)

Gia Cát Lượng cũng răn dạy con rằng:

“Học cần tĩnh tâm, tài cần phải học. Không học, tài chẳng mở mang, không chí, chẳng thành nghiệp học”.

Người muốn thành công lớn, cần có tầm nhìn xa trông rộng, chí hướng xa xôi, tấm lòng rộng lớn, nên họ không vội vàng hấp tấp tìm kiếm những thành công và lợi ích nhỏ nhặt trước mắt.

Do đó, muốn thành công, nghĩa là muốn Được, thì trước tiên phải Mất – bỏ công sức, thời gian học hành, khổ luyện thành tài.

Trái lại, người chỉ một mực muốn thành công, muốn Được, cứ thấy cái lợi trước mắt liền lao vào tranh giành, thì chỉ có thể có những thành công nho nhỏ, cuối cùng ắt sẽ Mất – thất bại.

Thành công không có đường tắt, sự nghiệp càng cao, thành công càng lớn thì càng phải bỏ công sức học tập, rèn luyện, trau dồi bản thân. Thành công đến từ mỗi bước chân trên con đường ngàn dặm, cứ cặm cụi đi từng bước ắt sẽ đến đích. Còn mong muốn mau chóng thành công, ‘một bước lên trời’, thì chính là ‘dục tốc bất đạt’, cuối cùng sẽ nhận lấy thất bại.

 

Nguồn: Nam Phương

DKN.tv




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC