Chúng ta thường rất vui mừng khi được khen “mặt có phúc khí, người có tướng phúc”. Vậy thì con người như thế nào mới được xem là có phúc?

Chúng ta thường rất vui mừng khi được khen “mặt có phúc khí, người có tướng phúc”. Vậy thì con người như thế nào mới được xem là có phúc?

Bình thường, chúng ta nhắc đến phúc khí thì sẽ nghĩ ngay đến phú quý, có tiền có của, có danh tiếng và thế lực. Có tiền chính là “phú”. Có quyền, có danh tiếng được xem là “quý”. Hợp hai thứ lại, ta được phú quý. 

Trong “Thư kinh” của cổ nhân có nhắc đến, “phúc” có 5 loại: Trường thọ, phú quý, hiếu đức, thiện chung (chết vì tuổi già an yên, không đau đớn), khang ninh (khỏe mạnh, không có bệnh tật). 5 loại “phúc” hợp lại thành “Ngũ phúc lâm môn”, là hạnh phúc mỹ mãn của đời người. 

Thật ra, nếu quan sát kỹ những người phú quý xung quanh, bạn sẽ phát hiện họ đều có 8 điểm chung:

1. Phúc hậu 

Người xưa hay nói: “Hậu đức tái vật”, ý là chỉ cần người có đức hạnh, sống tuân thủ theo đạo làm người thì ắt sẽ làm nên chuyện, thành công nằm trong tầm tay. Ngược lại, người không có đức không thể làm nên chuyện lớn, cả đời hứng chịu thất bại và bị người người xa lánh. 

Câu nói khuyên dạy chúng ta tìm thấy vui vẻ trong đau khổ, biết nghĩ cho người khác thì mới tạo dựng được sự nghiệp to lớn. Đồng thời, đức hạnh chính là cái phúc. Người phúc hậu luôn nhận được sự tôn trọng và tín nhiệm của người khác.

1 Co Nhan Tiet Lo Phu Nu Hanh Phuc So Huu 8 Pham Chat Cao Quy Nay Chi Can Co 1 Dieu Cung Du Sung Tuc Ca Doi

2. Lương thiện

Lương thiện là yếu tố then chốt trong nhân phẩm của con người. 

Người sở hữu trái tim biết nghĩa tình thế thái, biết ơn trước vạn vật luôn nhận được sự kính nể của đời. Người sống lương thiện, đối nhân xử thế bằng tâm hồn hiền hậu nhất sẽ tích lũy cái phúc và vận may, cuộc sống của họ cũng nhẹ nhàng và thanh thản hơn bao giờ hết. 

Người lương thiện cả đời tuân thủ nguyên tắc “Tam hảo”: Nói lời hay, làm điều tốt, tấm lòng thiện. Họ đối xử với thế gian bằng sự dịu dàng nhất, cuộc sống cũng trao tặng ngược lại niềm hạnh phúc vô bờ.

3. Thủ tín 

Con người nếu không có chữ tín thì không bao giờ làm được bất kỳ điều gì. Trong mối quan hệ giữa người với người, thứ quan trọng nhất chính là chữ tín. Đó là lý do người xưa xem “thủ tín” là một trong những đức tính làm người thiết yếu mà ai cũng phải có. Người biết giữ chữ tín ắt sẽ gặp được kết quả tốt. 

Trong xã hội, nếu chúng ta không biết giữ chữ tín thì chắc chắn sẽ bị người đời xa lánh, không ai muốn kết bạn và đương nhiên không thể nhận được sự tin tưởng của bạn bè xung quanh.

4. Khoan dung

Sở hữu trái tim khoan dung độ lượng giúp con người dễ dàng tiếp nhận và vượt qua những khổ ải trong cuộc sống. Chúng ta phải học cách khoan dung với những người không cùng chí hướng, đặc biệt là người có mâu thuẫn với chúng ta. 

Trên thực tế, khoan dung với người khác cũng chính là tháo gỡ nút thắt trong tâm hồn của bản thân, nếu không mọi khúc mắc sẽ chèn ép và khiến chúng ta thêm mệt mỏi. 

Người có lòng khoan dung luôn chấp nhận sự khác biệt giữa người với người, luôn nhìn vào ưu điểm và sở trường của đối phương, cho qua những thiếu sót của người khác. Chuyện gì cũng có mặt lợi mặt hại, nếu chúng ta biết chấp nhận cái hại và thúc đẩy cái lợi thì cuộc sống sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

5. Thành thật

Thành thật là đức tính đẹp đẽ của con người. Người sống không chân thành, giả dối sẽ bị xã hội đào thải. Chỉ khi sống chân thành, thật thà, chúng ta mới có thể nhận được sự tôn trọng của người khác, mới có chỗ đứng vững chắc trong xã hội. 

Làm việc cũng vậy, bất kể là báo cáo tiến độ công việc hay phản hồi vấn đề, nhân viên phải có thái độ thành thật chuyên chính, tuyệt đối không ăn gian nói dối, nếu không sẽ mất đi niềm tin của đồng nghiệp và cấp trên.

6. Khiêm tốn

Khiêm tốn là một đức tính quan trọng tạo nên phẩm chất của người tốt đúng nghĩa. “Khiêm tốn giúp ta tiến bộ, tự kiêu khiến ta bước lùi lạc hậu”. 

Khiêm tốn phải được thể hiện trong mọi tình huống. Điều này không những tạo nên kết quả tốt, mà còn có lợi trong tất cả mối quan hệ xã hội. 

Người xưa hay nói: “Người làm chuyện gì cũng không được quá đòi hỏi cái lợi, làm nghề gì cũng không được hời hợt, qua loa”. Làm người thì đừng bao giờ cho rằng bản thân quan trọng hơn một ai, “thiếu mình thì họ sống không được, thiếu ta thì chuyện này sẽ không thành”. Thái độ này chỉ khiến chúng ta bị người đời ghét bỏ. 

7. Chính trực

Không phải ai cũng trở thành người vĩ đại, nhưng hoàn toàn có thể làm người chính trực, ngay thẳng. Người chính trực luôn sử dụng cái tâm để hành động và đối nhân xử thế. 

Làm chuyện gì cũng xuất phát từ lương tâm, đây chính là cách sống của người cao thượng. Đương nhiên, nguyên tắc chính trực đòi hỏi chúng ta phải có con tim sắt đá để không bị thay đổi trước cám dỗ, luôn đi theo chân lý, không “lấy sai nói đúng” để thỏa hiệp cho các mối quan hệ.

8. Kiên trì

Phải có lòng quyết tâm và nhẫn nại trong mọi chuyện. Hơn hết, chúng ta phải rèn luyện được tinh thần kiên trì để theo đuổi, đây chính là điều kiện then chốt trong quá trình tạo dựng sự nghiệp. Cốt lõi của “nước chảy đá mòn, mài sắt thành kim” chắc chắn phải là lòng kiên trì.

 THEO PHÁP LUẬT VÀ BẠN ĐỌC




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC